Ngày nay, do nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng nhanh khiến cho ngành chăm sóc sức khỏe ngày càng thịnh hành. Một nghề tối quan trọng trong ngành chăm sóc sức khỏe đó chính là nghề dược. Luôn bận rộn với những viên thuốc, những chế phẩm dược học phục vụ cho sức khỏe con người, nghề dược luôn là một nghề cao quý trong xã hội từ trước đến nay.
Tiềm năng của nghề dược khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng nhanh
- Thế kỷ XXI này trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển rất mạnh của ngành dược. Tại Việt Nam, đây cũng là một nghề đầy triển vọng. Tới năm 2010, nước ta phấn đấu tăng gấp khoảng 2 lần số dược sĩ so với hiện nay. Do số trường đào tạo nghề dược ở nước ta không nhiều nên bạn sẽ tránh được việc cạnh tranh quá gắt gao. Thu nhập trung bình của dược sĩ tương đối cao, cơ hội làm việc phong phú. Đây là một nghề rất linh hoạt, có nhiều cơ hội để tự khẳng định mình, phát triển khả năng kinh doanh, công việc nhẹ nhàng và tao nhã.
Đa phần các công việc trong ngành dược khá nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm hoặc quầy thuốc, ít phải đi lại, khá phù hợp với phái nữ. Tuy nhiên, cũng như trong ngành y, công việc trong ngành dược đòi hỏi chính xác cao độ. Sự nhầm lẫn trong bất cứ giai đoạn nào đều rất nguy hiểm cho người sử dụng thuốc.Việc nghiên cứu, sản xuất thuốc đòi hỏi thời gian lâu dài.
Nghề dược là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nghề dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được phân thành nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người… Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học - hai ngành trọng yếu mà người ta dùng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe con người.
Công việc của dược sĩ:
- Phân phối thuốc theo đơn bác sỹ hay người hành nghề y kê và cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thuốc và cách dùng.
- Tư vấn cho bác sỹ và những người hành nghề y về sự lựa chọn, liều lượng, tác dụng và tác dụng phụ của các loại thuốc. Đồng thời, giám sát tình trạng sức khỏe và biến chuyển của bệnh nhân phản ứng với phương pháp điều trị dùng thuốc để đảo đảm tính an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng loại thuốc.
- Điều chế dược phẩm. Việc trộn lẫn các thành phần để tạo ra thuốc bột, thuốc viên, thuốc con nhộng, thuốc mỡ, dung dịch là một phần nhỏ trong công việc của người dược sỹ, vì hầu hết thuốc được sản xuất bởi các công ty dược phẩm với một tiêu chuẩn nhất định về liều lượng và quy trình phân phối dược phẩm.
Nơi làm việc của dược sĩ:
- Tùy vào điều kiện và trình độ, trong ngành dược, bạn có thể làm việc ở tổ chức cộng đồng, cửa hàng bán lẻ thuốc, trung tâm chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, bệnh xá, bệnh viện tâm thần, hay trung tâm y tế sức khỏe cộng đồng... trong đó:
+ Công nhân dược : làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy dược phẩm; lao động kỹ thuật hoặc giản đơn trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị….
+ Dược sĩ trung học: được phép tham gia làm việc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành dược với vai trò trợ lý của dược sĩ đại học.
+ Dược sĩ đại học : với tấm bằng dược sĩ đại học, bạn có thể tham gia vào toàn bộ thế giới rộng lớn của nghề dược
Những phẩm chất giúp bạn thành công khi theo đuổi nghề dược
- Nhân hậu, luôn đặt y đức lên hàng đầu vì "Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình không nên cầu lợi kể công." (Hải Thượng Lãn Ông)
- Có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hoá học và sinh học vì "dược học" dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học.
- Kiên trì, cẩn thận và ngăn nắp vì nơi làm việc của dược sĩ phải sạch sẽ, đủ ánh sáng và vô trùng. Khi làm việc với dung dịch hay sản phẩm dược liệu độc hại, dược sỹ đeo găng và mặt nạ, có sự hỗ trợ của các thiết bị bảo vệ khác. Làm nghề dược tức là bạn đang tiếp xúc với những công việc đòi hỏi tính chính xác và bền bỉ cao nhất, quyết định của người dược sĩ có ảnh hưởng đến sinh mạng con người.
- Ham đọc sách, thích khám phá, tìm tòi vì phải nghiên cứu, điều chế ra nhiều loại thuốc có tác dụng cao trong việc chữa trị.
- Dược sĩ trong ngành công nghiệp dược có thể chuyên về tiếp thị, kinh doanh, nghiên cứu, kiểm tra chất lượng, sản xuất, đóng gói hay những lĩnh vực khác vì thế thêm một chút đầu óc kinh doanh cũng rất hợp trong nghề này.
Học nghề dược sĩ ở đâu?
Tuyển sinh trung cấp dược năm 2012 học tại Hà Nội
|