Trang chủ Tin tức y dược Lịch sử hình thành và phát triển Viện Pasteur
Lịch sử hình thành và phát triển Viện Pasteur

Viện Pasteur (tiếng Pháp: Institut Pasteur) là một cơ sở phi lợi nhuận tư nhân Pháp dành riêng cho các nghiên cứu về sinh học, vi sinh vật, dịch bệnh và vắc xin. Nó được đặt tên theo Louis Pasteur, người đã thực hiện một số trong những bước đột phá lớn nhất trong y học hiện đại vào thời điểm đó, bao gồm khử trùng và vắc-xin bệnh than và virus bệnh dại. Viện được thành lập ngày 04 tháng 6 năm 1887 và khánh thành vào ngày 14 tháng 11 năm 1888.

Trong hơn một thế kỷ, Viện Pasteur đã đi đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh truyền nhiễm. Tổ chức nghiên cứ y sinh học trên toàn thế giới này có trụ sở tại Paris là nơi đầu tiên phân lập HIV, virus gây bệnh AIDS, trong năm 1983. Qua nhiều năm, nó đã được chịu trách nhiệm về những khám phá mang tính đột phá đó đã kích hoạt khoa học y tế để kiểm soát các bệnh nguy hiểm như vậy như uốn ván, bạch hầu, bệnh lao, bại liệt, cúm, sốt vàng da và bệnh dịch. Kể từ năm 1908, tám nhà khoa học Viện Pasteur đã được trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa, và năm 2008 giải Nobel Y học đã được chia sẻ với hai nhà khoa học Pasteur.

 

 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

THỜI KỲ PHÁP CÒN ĐÔ HỘ
Viện Pasteur Sài Gòn (nay là Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh) được thành lập năm 1891, theo ý tưởng của nhà khoa học Louis Pasteur. Hơn một thế kỷ, đất nước Việt Nam đã trải qua một chặng đường lịch sử sôi động, đầy biến cố. Qua nhiều lần, các thể chế chính trị bị đảo lộn, nhiều cái đã tiêu vong, nhưng có những sự nghiệp vẫn bền vững vượt qua thời gian, vì nó đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của con người. Sự nghiệp của Louis Pasteur là một trong những sự nghiệp như vậy, vì đó là một sự nghiệp khoa học, một sự nghiệp phục vụ sức khỏe con người, một sự nghiệp hợp tác giữa các dân tộc vẫn tồn tại và không ngừng phát triển.

Viện Pasteur Sài Gòn là chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris. Albert Calmette, một trong những học trò của Louis Pasteur được giao nhiệm vụ thành lập, tổ chức và điều hành viện đầu tiên. Trên một mảnh đất có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, nhưng còn nghèo nàn, lạc hậu, trong một đất nước có khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho nhiều dịch bệnh hoành hành, Albert Calmette đã khởi đầu sự nghiệp với đầy rẫy khó khăn về vật chất, kỹ thuật. Sau khi tiếp nhận một phòng thí nghiệm đơn sơ tại Viện Quân y Grall, Albert Calmette đã tiếp nhận những dụng cụ chuyên môn, hóa chất… từ bên Pháp chuyển sang, đã đào tạo những nhân viên kỹ thuật đầu tiên để khai triển công việc. Với không đầy 3 năm ở Sài Gòn, ông đã khởi đầu và hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ, vừa xây dựng cơ sở vừa cải tiến kỹ thuật để làm một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh và sản xuất được vắc xin đậu mùa, vắc xin chống bệnh dại, nghiên cứu về bệnh lý nhiệt đới, làm men rượu, sản xuất huyết thanh chống nọc rắn hổ mang. Năm 1893 ông bị bệnh nặng, phải về nước, nhưng ông đã mở đường, đặt sự nghiệp Pasteur trên một nền tảng vững chắc tại Viện Pasteur Sài Gòn.

Cùng thời với Albert Calmette, nhà bác học Alexandre Yersin, đồng thời cũng là một nhà thám hiểm, đã phát hiện ra cao nguyên Lâm Đồng và vi khuẩn dịch hạch (1894)
Cơ sở đầu tiên ở Grall quá nhỏ hẹp, nên Viện đã được đầu tư xây dựng cơ sở mới tại vị trí hiện nay. Từ năm 1905 Viện được đưa vào hệ thống quản lý chung do Viện Pasteur Paris phụ trách. Năm 1918, Nol Bernard được giao nhiệm vụ mở rộng hoạt động của các phòng sở ở Viện.

Năm 1925Viện Pasteur Hà Nội, năm 1936 Viện Pasteur Đà Lạt được thành lập. Từ đây, toàn bộ các Viện Pasteur ở Đông Dương được đặt dưới sự chỉ đạo của Viện Pasteur Paris để đảm bảo chất lượng và uy tín của các nghiên cứu khoa học. Các Viện Pasteur Đông Dương bước vào thời kỳ phát triển ổn định, được đánh dấu bằng nhiều công trình khoa học trong nhiều lĩnh vực. Các nghiên cứu của 2 Viện Pasteur Sài Gòn (do Ch. Broquet, F. Noc, Denier, Nol Bernard, Bablet, Boez, Mesnard, Marneffe làm viện trưởng) và Viện Pasteur Hà Nội (do Mesnard, Genevray, Dodero làm viện trưởng) tập trung vào các bệnh kiết lỵ, dịch hạch, các bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm, bệnh giun chỉ, sốt chấy rận, bệnh phong, đặc biệt là bệnh thổ tảvà bệnh sốt rét là 2 bệnh từ lâu gây hiểm họa đối với vùng Đông Dương, kìm hãm sự phát triển kinh tế của khu vực. Những nghiên cứu về vi trùng học, ký sinh trùng, côn trùng, sinh hóa của đất nước và con người Việt Nam được thống kê khá đầy đủ, đây là một di sản quý báu cho sự nghiệp nghiên cứu vi sinh, dịch tễ về sau này.

Hình ảnh trên là Viện Pasteur Nha Trang

 

free statistics

DMCA.com Protection Status