Từ xưa trong xã hội hình ảnh người thầy thuốc luôn là hình tượng mẫu mực về lòng nhân đạo và nghề y được coi là nghề cao quý trong những nghề cao quý.
Mối quan hệ kỳ lạ giữa bệnh nhân và thầy thuốc?
Có một điều thật kỳ lạ là hiện nay, mọi thứ trong xã hội đang vận hành theo nền kinh tế thị trường nhưng tư duy của đa phần người dân đối với ngành Y tế thì vẫn muốn bao cấp. Nhiều người bệnh không muốn “thừa nhận” coi khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ là ngành dịch vụ tức phải trả giá đúng. Có người bệnh dám bỏ ra cả chục triệu để mua cái túi xách hàng hiệu nhưng lại xót ruột khi bỏ ra 1 vài triệu đi khám sức khoẻ tổng thể, nhiều trường hợp khi phát hiện ra bệnh thì đã vô phương cứu chữa.
Chi phí người bệnh nộp cho cơ sở Y tế được Nhà nước quy định chỉ là chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động của cơ sở Y tế khám chữa bệnh nhưng người bệnh lại yêu cầu được chữa bệnh chăm sóc tốt như thượng đế trong khi họ không coi mình là “khách hàng” của Bệnh viện. Thế mới có nghịch lý khi vào viện thì bệnh nhân chi trả theo mức tối thiểu theo quy định Nhà nước nhưng lại mặc nhiên coi thầy thuốc phải có trách nhiệm khám chữa điều trị tốt và phục vụ tốt nhất. Nếu không may xảy ra tai biến Y khoa bất kể do nguyên nhân nào thì họ cũng đòi đền bù “đúng, đủ” theo giá thị trường đến cả bạc tỷ.
Dịch vụ Y tế vận nên vận hành theo quy luật thị trường?
Nếu giá dịch vụ y tế không tính đúng tính đủ theo quy luật thị trường thì ngay cả những bệnh viện lớn tuyến trung ương như Việt Đức cũng rất là rất khó khăn, càng khám chữa bệnh càng thiếu tiền. Tăng giá dịch vụ Y tế cho đúng và đủ chi phí khám chữa bệnh thì người được lợi lớn nhất chính là người bệnh. Bởi lúc này Bệnh viện coi bệnh nhân là khách hàng, là thượng đế, là người chi trả nuôi sống Bệnh viện chứ không phải ngân sách Nhà nước. Còn Bệnh viện có tiền sẽ có kinh phí để sửa chữa bảo dưỡng, mua mới trang thiết bị rồi có điều kiện chi trả phụ cấp và tiền thưởng cho nhân viên y tế để họ tái tạo sức lao động và lo cho gia đình con cái.
Nói cho cùng thầy thuốc cũng là con người, nghề y cũng là 1 nghề phải vất vả mưu sinh đặc thù cực kỳ vất vả vì đối tượng là người bệnh, là tính mạng, là sức khỏe nên cần quan tâm cải thiện và đảm bảo đời sống vật chất cho cán bộ y tế, bởi Y Đức không thể giữ vẹn tròn nếu thu nhập của cán bộ nhân viên y tế quá thấp.
Sự kính trọng vốn có của xã hội với những người thầy thuốc không hề thay đổi nếu giá dịch vụ viện phí được tính đúng và đủ theo cơ chế thị trường. Môi quan hệ thầy thuốc và người bệnh, thái độ phục vụ của nhân viên Y tế đối với người bệnh sẽ được định hình khi sinh viên còn ngồi trên ghế trường y dược.
Mục tiêu chung của các chuyên ngành Y sĩ đa khoa, Y sĩ Y học cổ truyền, Y học phục hồi chức năng, Điều Dưỡng, Hộ Sinh, Xét nghiệm Y khoa, Nha khoa phục hình răng thẩm mỹ, Dược học Trường Trung cấp Y khoa Pasteur là đào tạo ra những Thầy thuốc, nhân viên Y tế chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân.
Có thể nhận thấy với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật học y học cùng với những đòi hỏi của thực tiễn ngành Y tế mà nhiệm vụ và nội dung của chương trình đào tạo Trường Trung cấp y khoa Pasteur ngày càng đóng góp rất nhiều cho công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho ngành Y tế.
Nội dung chính của chương trình đào tạo Trường Trung cấp Y khoa Pasteur là trang bị các kiến thức cần thiết về Y học cơ bản cho người học hiểu biết về nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh, hệ tuần hoàn, triệu chứng lâm sàng, phương pháp chẩn đoán, điều trị bước đầu về các bệnh lý thông thường, chăm sóc trước và sau điều trị bệnh.
Nếu bạn có nhu cầu học Trường Y làm thầy thuốc giỏi chuyên môn, giàu tâm đức hãy liên hệ:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
|