Kháng sinh mạnh điều trị bệnh học Cao đẳng Dược bằng mọi giá? |
Cái vòng luẩn quẩn học xong Cao đẳng ngành Dược rồi thất nghiệp ở nhà như nỗi đau của căn bệnh nan y chạy theo trào lưu học cao đẳng dược nhưng bản thân thì không hề yêu thích nghề dược.
Nhưng giờ đây khi ra trường, không tìm thấy sự yêu thích trong công việc đã khiến Dược sĩ Huyền thất nghiệp. Thất nghiệp không phải là vì học ngành dược không xin được việc mà Huyền cảm thấy nghề dược không phù hợp với mình nên chán nản. Vào doanh nghiệp nào cũng chỉ được vài ba tháng rồi Huyền tự xin nghỉ. Huyền đã thử làm ở rất nhiều vị trí làm việc trong ngành dược từ đứng quầy bán thuốc cho đến làm trong các xí nghiệp sản xuất thuốc, phòng kiểm nghiệm thuốc rồi đến làm việc bảo quản thuốc, quản lý dược nhưng sự nghiệt ngã của cuộc sống buộc Huyền tỉnh ngộ: “giá ngày xưa đi học ngành y thì sẽ tốt hơn, phù hợp hơn với năng lực và sở thích của Huyền”. Cuộc đua người người vào học ngành dược và phong trào phổ đại học – cao đẳng tràn lan đã sớm đến hồi kết với Huyền. Cứ học Cao đẳng Dược Hà Nội là có việc làm cao? Là một nhà tuyển dụng, vị Giám đốc công ty Dược phẩm ngỡ ngàng với năng lực thực tế của các bạn sinh viên mới tốt nghiệp. Bên cạnh một số ít ứng viên xuất sắc có năng lực về kiến thức chuyên sâu như Cao đẳng Dược Hà Nội hay Cao đẳng nghề dược số 1 Trường Quân đội thì là một tỷ lệ rất đông những hồ sơ không biết phải nhận xét thế nào cho tế nhị. Có rất nhiều bạn sinh viên Cao đẳng Dược ảo tưởng hoặc mơ hồ về công việc ngành dược, cũng có rất nhiều bạn tự ti và cũng không ít những sự thất vọng đối với kỹ năng xin việc của sinh viên khó tả thành lời. Một hiện thực dễ thấy là sự thụ động của phần động các bạn sinh viên trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm. Nhiều người có bằng Cao đẳng Dược loại giỏi, nhưng vẫn ỷ lại cho bố mẹ đi xin việc giúp hoặc tự đi xin việc nhưng bản CV viết mô tả khả năng và nguyện vọng làm việc thì không thể cẩu thả hơn. Khi phỏng vấn thì nhiều bạn trẻ trả lời những câu hỏi của Nhà tuyển dụng ngô nghê một cách dễ thương như: “Nhà em ở quê nghèo, mong muốn việc lương cao nhưng em không muốn phải làm ngày thứ 7 vì ngày cuối tuần còn dành thời gian chăm sóc bạn gái”. Có những bạn bằng khá đến giờ phỏng vấn công ty gọi thì vẫn đang ngủ vì em quên lịch hẹn. Có bạn không trễ hẹn phỏng vấn nhưng sự thiếu kinh nghiệm sống thể hiện qua những lời nói dối vụng về đến tội nghiệp. Có lẽ đã đến lúc xã hội cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ không làm được việc để Bộ lao động và Bộ giáo dục có định hướng cho người học nên học gì? ở đâu? Phù hợp với năng lực và sở thích bản thân hơn là một sự nhập nhèm như con số thất nghiệp hiện nay. Trên khắp trang tin báo chí đầy rẫy các bài về: Thủ khoa kép hoặc tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi vẫn thất nghiệp Cử nhân đua nhau đi học liên thông ngược trung cấp y dược. Mới nghe thì có vẻ chua chát và tạo cái cớ để người ta đổ lỗi cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Nghề số 1 Bộ Quốc Phòng thì xã hội nên nhìn nhận đây như những tín hiệu vô cùng đáng mừng cho đất nước, một sự đổi thay lớn trong nhận thức “đừng học đại – đại học bằng mọi giá” đang đến gần hơn mỗi thí sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT năm 2016. Chọn sai nghề xô đẩy thí sinh đến bi kịch cuộc đời? Những tín hiệu này cho thấy sự khắc nghiệt của thị trường lao động đang và sẽ thực hiện sứ mệnh tự sửa chữa và điều chỉnh lại những trào lưu đổ xô học đại học hoặc học những ngành nghề đang nóng sôi sung sục như ngành y ngành dược của ngành giáo dục. Cuộc đua phải vào đại học bằng mọi giá trong nhận thức của nhiều thí sinh và phụ huynh sẽ sớm đến hồi kết. Sự thần tượng mù quáng, háo danh về bằng cấp của nhiều gia đình bị sụp đổ thế vào đó cần nhận thức học nghề gì để phù hợp với bản thân đáp ứng tốt được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Trong một buổi tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh đang chuẩn bị tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc Phòng từng khẳng định tầm quan trọng của việc chọn nghề: “Trước hết, các bạn học sinh cần xác định mình đam mê cái gì? khả năng thật sự của mình là gì? Từ đó sẽ biết được bản thân có phù hợp với nghề dược hay không?”.
Nếu yêu thích ngành dược, muốn thành công trong nghề dược hãy đăng ký học Cao đẳng nghề Dược tại địa chỉ số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (Gần cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 0466.895.895– 0964.52.43.43. |