Trang chủ Cơ hội nghề nghiệp
Y tá điều dưỡng nghề chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ngày nay, cùng với việc kinh tế phát triển, mức sống được cải thiện rõ rệt, dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng được chú trọng. Chính vì vậy, các bệnh viện, cơ sở y tế không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, nhằm cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân tốt hơn. Việc mở rộng này cũng nằm trong chiến lược quốc gia nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho cộng đồng. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế này cũng là một yêu cầu cấp bách. Một trong những yêu cầu cần phải thực hiện đó là nhu cầu đào tạo đội ngũ y tá điều dưỡng giỏi về chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp tốt.

Chương trình đào tạo ngành y tá điều dưỡng đa khoa với thời gian 20 tháng, đối tượng có thể theo học ngành này là Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT.        

Y tá có thể bắt đầu nghề nghiệp của mình bằng việc thực tập tại các cơ sở y tế đã được cấp giấy phép, sau đó quay về trường nhận bằng tốt nghiệp.

Cơ hội thăng tiến của nghề y tá

Hầu hết y tá bắt đầu công việc của mình như nhân viên y tế khác và sau đó họ tiến thân lên những vị trí cao hơn với những kinh nghiệm tích luỹ được khi làm việc thực tế. Có những y tá chuyển sang chuyên về lĩnh vực thương mại dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Những kinh nghiệm trong lĩnh  vực này trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoạch định phương thức chăm sóc bệnh mãn tính, chăm sóc tại gia, bệnh cấp tính, điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân có thể đi lại, vận động được.

Nhà tuyển dụng, bao gồm bệnh viện, công ty bảo hiểm, nhà sản xuất dược phẩm và tổ chức chăm sóc sức khỏe, cần y tá cho lĩnh vục hoạch định và phát triển, marketing, tư vấn, phát triển chính sách và kiểm định chất lượng. Có những y tá học liên thông lên cao đẳng, đại học ngành điều dưỡng trở thành cử nhân điều dưỡng chuyển sang làm công tác quản lý...

Thu nhập của Nghề y tá điều dưỡng?

Mức lương của y tá tại Mỹ không bao giờ thấp với mức lương tối thiểu 31.000 USD/năm. Những y tá ở trình độ cao đẳng - đại học trở lên, mức lương từ 49.000 đến 65.000 USD. Nghề y tá có nhu cầu tuyển dụng lớn không chỉ ở những nước công nghiệp như Mỹ, Anh, Pháp...mà còn ở những quốc gia nhỏ như Nhật Bản, Đài Loan ...cũng có nhu cầu tuyển dụng không nhỏ. Ở nước ta, thu nhập của y tá cũng không hề thấp với mức lương kha khá + phụ cấp ngành y + với "thói quen cám ơn thầy thuốc" của người Việt.

Chi tiết...
 
Sức hút mãnh liệt của nghề trình dược viên

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu trầm trọng lực lượng dược sĩ cũng như chất lượng đào tạo. Chính phủ và Bộ Y tế đã không ngừng xây dựng các văn bản pháp quy, khung pháp lý hỗ trợ cho công tác đào tạo và hành nghề của khối cán bộ y dược. Nhưng hàng trăm dược sĩ ra trường mỗi năm vẫn bám trụ lại thành phố theo nghề trình dược viên với hy vọng nhanh chóng đổi đời. Dược sĩ làm nghề trình dược viên là một sự lãng phí?.

Tốt nghiệp ĐH ngành Dược tại TPHCM năm 2009, giờ Nguyễn Thị Hoa, 23 tuổi ở Huế đã trở thành một Trình dược viên cừ khôi khi một lúc làm trình dược viên cho 2 công ty dược của Việt Nam.

“Mỗi chóp em kiếm được hơn 3 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể các khoản ăn chia khác từ doanh thu và từ hàng mẫu, khuyến mãi” - Hoa nói.

Theo Hoa, Trình dược viên chỉ là nghề tay trái, bởi thực sự không sinh viên nào học về nghề giới thiệu thuốc khi ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, lương cao lại làm việc nhàn hạ nên sau khi ra trường gần như các sinh viên đều nộp đơn đi làm Trình dược viên (TDV).

Nhiều công ty dược ở TPHCM rao tuyển dụng các dược sĩ sơ cấp, trung cấp… với chức danh TDV và quản lý trình dược với mức lương 5 - 10 triệu đồng/tháng, chưa kể thưởng về doanh thu.

Ngọc Anh làm cho một công ty dược của Ấn Độ có văn phòng tại Việt Nam cho biết, do nhu cầu cần TDV tăng cao nên tháng nào công ty cũng tuyển dụng. “Không chỉ dược sĩ ở TPHCM nộp đơn đăng ký mà các dược sĩ ở nhiều tỉnh khác cũng ùn ùn kéo về xin việc” - Anh nói.

Sức hút của nghề trình dược viên mãnh liệt đến nỗi không chỉ dược sĩ từ đại học đến trung cấp và dược tá đổ xô đi làm, mà ngay cả bác sĩ cũng muốn chạy đà từ nghề TDV để mau chóng kiếm tiền bù đắp lại 6 năm ăn học tốn kém.

Nhiều bác sĩ cho biết, nghề Trình dược viên dễ kiếm tiền, lại làm được hai ba công ty nên “hy sinh” một thời gian nhằm kiếm tiền để học tiếp lên chuyên khoa.

Không chỉ bác sĩ, ngay cả sinh viên dược còn ngồi trên ghế giảng đường cũng đổ xô đi làm TDV bán thời gian để trang trải cuộc sống.

Chi tiết...
 
Trình dược viên - Nghề của Dược sỹ

Trình dược viên - nghề của trình độ và bản lĩnh

Nhiều người nhầm lẫn khi cho rằng, trình dược viên chỉ là “nghề bán thuốc”. Hiểu một cách nôm na thì, trình dược viên là nhân viên giới thiệu dược phẩm. Tuy vậy, cũng có thể hiểu, đây là nghề bán thuốc, nhưng mà là… ở đẳng cấp cao.



Lương cao nhưng trình độ phải tương xứng

“Đẳng cấp cao” ở đây trước hết được khẳng định bằng yêu cầu trình độ, bằng cấp của nghề này bởi không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành trình dược viên (TDV). Muốn làm TDV, trước hết phải có bằng dược sỹ.

Trên lý thuyết thì đây là nghề giới thiệu thuốc, là trung gian giữa nhà sản xuất và nhà tiêu dùng. Thế nhưng, bấy lâu nay trên thực tế, nghề TDV chỉ được biết tới như những người đi bán thuốc cho nhà thuốc hoặc bác sỹ. Nói như vậy là vì rất ít khi TDV giới thiệu và bán thuốc tới tận tay bệnh nhân mà phải thông qua kênh phân phối là các nhà thuốc hoặc phòng khám tư nhân của các bác sỹ.
N
Tuy vậy, bởi đây là công việc đòi hỏi có tình độ bằng cấp, nên lương cũng khá cao. Thường thì ngoài phần lương cứng để đảm bảo định mức, các TDV sẽ được hưởng “hoa hồng” tùy theo lượng hàng mà họ bán được. Tùy theo từng công ty, từng chủng loại hàng mà “hoa hồng” cũng khác nhau.


Nhìn nhận một cách khách quan thì nghề TDV là một nghề đáng để “ao ước” với mức thu nhập cao, liên tục được “up date” những thông tin dược phẩm và chủ động trong công việc.

 

 
Nghề dược - Nghề kinh doanh dược phẩm

Ngày nay, do nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng nhanh khiến cho ngành chăm sóc sức khỏe ngày càng thịnh hành. Một nghề tối quan trọng trong ngành chăm sóc sức khỏe đó chính là nghề dược. Luôn bận rộn với những viên thuốc, những chế phẩm dược học phục vụ cho sức khỏe con người, nghề dược luôn là một nghề cao quý trong xã hội từ trước đến nay.

Tiềm năng của nghề dược khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng nhanh

- Thế kỷ XXI này trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển rất mạnh của ngành dược. Tại Việt Nam, đây cũng là một nghề đầy triển vọng. Tới năm 2010, nước ta phấn đấu tăng gấp khoảng 2 lần số dược sĩ so với hiện nay. Do số trường đào tạo nghề dược ở nước ta không nhiều nên bạn sẽ tránh được việc cạnh tranh quá gắt gao. Thu nhập trung bình của dược sĩ tương đối cao, cơ hội làm việc phong phú. Đây là một nghề rất linh hoạt, có nhiều cơ hội để tự khẳng định mình, phát triển khả năng kinh doanh, công việc nhẹ nhàng và tao nhã.

Đa phần các công việc trong ngành dược khá nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm hoặc quầy thuốc, ít phải đi lại, khá phù hợp với phái nữ. Tuy nhiên, cũng như trong ngành y, công việc trong ngành dược đòi hỏi chính xác cao độ. Sự nhầm lẫn trong bất cứ giai đoạn nào đều rất nguy hiểm cho người sử dụng thuốc.Việc nghiên cứu, sản xuất thuốc đòi hỏi thời gian lâu dài.

Nghề dược là gì?

Hiểu một cách đơn giản, nghề dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được phân thành nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người… Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học - hai ngành trọng yếu mà người ta dùng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe con người.

Công việc của dược sĩ:

- Phân phối thuốc theo đơn bác sỹ hay người hành nghề y kê và cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thuốc và cách dùng.

- Tư vấn cho bác sỹ và những người hành nghề y về sự lựa chọn, liều lượng, tác dụng và tác dụng phụ của các loại thuốc. Đồng thời, giám sát tình trạng sức khỏe và biến chuyển của bệnh nhân phản ứng với phương pháp điều trị dùng thuốc để đảo đảm tính an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng loại thuốc.

- Điều chế dược phẩm. Việc trộn lẫn các thành phần để tạo ra thuốc bột, thuốc viên, thuốc con nhộng, thuốc mỡ, dung dịch là một phần nhỏ trong công việc của người dược sỹ, vì hầu hết thuốc được sản xuất bởi các công ty dược phẩm với một tiêu chuẩn nhất định về liều lượng và quy trình phân phối dược phẩm.

Nơi làm việc của dược sĩ:

- Tùy vào điều kiện và trình độ, trong ngành dược, bạn có thể làm việc ở tổ chức cộng đồng, cửa hàng bán lẻ thuốc, trung tâm chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, bệnh xá, bệnh viện tâm thần, hay trung tâm y tế sức khỏe cộng đồng... trong đó:

+ Công nhân dược : làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy dược phẩm; lao động kỹ thuật hoặc giản đơn trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị….

+ Dược sĩ trung học: được phép tham gia làm việc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành dược với vai trò trợ lý của dược sĩ đại học.

+ Dược sĩ đại học : với tấm bằng dược sĩ đại học, bạn có thể tham gia vào toàn bộ thế giới rộng lớn của nghề dược

Những phẩm chất giúp bạn thành công khi theo đuổi nghề dược

- Nhân hậu, luôn đặt y đức lên hàng đầu vì "Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình không nên cầu lợi kể công." (Hải Thượng Lãn Ông)

- Có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hoá học và sinh học vì "dược học" dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

- Kiên trì, cẩn thận và ngăn nắp vì nơi làm việc của dược sĩ phải sạch sẽ, đủ ánh sáng và vô trùng. Khi làm việc với dung dịch hay sản phẩm dược liệu độc hại, dược sỹ đeo găng và mặt nạ, có sự hỗ trợ của các thiết bị bảo vệ khác. Làm nghề dược tức là bạn đang tiếp xúc với những công việc đòi hỏi tính chính xác và bền bỉ cao nhất, quyết định của người dược sĩ có ảnh hưởng đến sinh mạng con người.

- Ham đọc sách, thích khám phá, tìm tòi vì phải nghiên cứu, điều chế ra nhiều loại thuốc có tác dụng cao trong việc chữa trị.

- Dược sĩ trong ngành công nghiệp dược có thể chuyên về tiếp thị, kinh doanh, nghiên cứu, kiểm tra chất lượng, sản xuất, đóng gói hay những lĩnh vực khác vì thế thêm một chút đầu óc kinh doanh cũng rất hợp trong nghề này.

Học nghề dược sĩ ở đâu?

Tuyển sinh trung cấp dược năm 2012 học tại Hà Nội

 

 


Trang 15 trong tổng số 16

free statistics

DMCA.com Protection Status