Thời kì văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại, xuất hiện trường phái Hyppocrate. Quan sát trên cơ thể sống, Hyppocrate cho rằng cơ thể có 4 dịch, tồn tại theo tỉ lệ riêng, có quan hệ cân bằng với nhau để tạo ra sức khoẻ. Đó là: Máu đỏ (do tim sản xuất, mang tính nóng), dịch nhầy (không màu, do não sản xuất, thể hiện tính lạnh), máu đen (do lá lách sản xuất, mang tính ẩm), mật vàng (do gan sản xuất, mang tính khô). Bệnh của con người là do sự mất cân bằng về tỉ lệ và quan hệ giữa 4 dịch đó.
Những quan sát trực tiếp của Hyppocrate khá cụ thể (4 dịch là có thật) và có thể kiểm chứng được. Nhờ vậy các thế hệ đi sau có điều kiện kiểm tra, sửa đổi và phát triển, nhất là khi phương pháp thực nghiệm được áp dụng vào y học, đưa y học cổ truyền tiến lên. Chính vì vậy, Hyppocrate được thừa nhận là ông tổ của y học nói chung (cả y học cổ truyền và hiện đại).
Ông đã có công lớn trong việc tách y học khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, chủ trương chẩn đoán bệnh dựa trên sự phát hiện các triệu chứng khách quan.
Là tác giả của “Lời thề thầy thuốc” hay còn gọi là “lời thề Hyppocrate” được truyền tụng đến ngày nay, ông đề cao đạo đức y học.
Louis Pasteur (1822 - 1895)
Louis Pasteur sinh ngày 27-12-1822 tại thị trấn Dole, miền Đông nước Pháp. Năm 25 tuổi, ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm với điểm giỏi. Năm 30 tuổi, ông được cử làm giáo sư hoá học tại Trường Đại học Strasbourg. Sau hai năm, Pasteur lại được cử đến làm khoa trưởng và Giáo sư hoá học tại Trường Đại học Lille. Tại đây, ông đã dành thời gian nghiên cứu tìm hiểu các hiện tượng lên men.
Năm 1857, Pasteur được cử làm Giám đốc Viện nghiên cứu khoa học và Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Paris. Qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã tìm ra sự thật: Các loại men đều là những vật thể sống có cấu tạo và tác động khác nhau. Ông khẳng định: Không có sự sống thì không có men. Ông tiến hành nhiều thực nghiệm khác nhau để chứng minh rằng trong không khí luôn luôn có mặt các vi sinh vật, là nguyên nhân gây nên các hiện tượng lên men và thối rữa.
Năm 1865 Pasteur bắt đầu chú tâm đến mối quan hệ giữa vi sinh vật và bệnh tật. Sang năm 1877, ông hoàn tất việc nghiên cứu bệnh than và quan tâm đến bệnh dịch tả gà. Tháng 9-1879, qua nghiên cứu ông tìm ra phương pháp tiêm chủng vắc xin phòng bệnh tả gà, rồi phương pháp tiêm chủng vắc xin phòng bệnh than cho gia súc. Công trình xuất sắc nhất trong sự nghiệp vĩ đại của Pasteur là công trình nghiên cứu virus đại. Sau nhiều năm mày mò khảo sát, ông đã hoàn tất việc chế tạo vắc xin phòng bệnh dại, nhờ đó đã cứu được mạng sống của biết bao người.
Ngày 14-11-1888, Viện nghiên cứu mang tên Pasteur được thành lập ở thủ đô Paris - nước Cộng hoà Pháp để nghiên cứu các phương pháp điều trị và phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Đánh giá công cao to lớn của Louis Pasteur đối với sự nghiệp phát triển của y học, Ilia Metchnikoff nhà bác học Nga vĩ đại, học trò xuất sắc của Pasteur đã xếp ông vào đội ngũ những chiến sĩ tiên phong trong cuộc cách mạng y học và là người đặt nền móng cho nền y học hiện đại trên thế giới.
|
Chi tiết...
|
Tất nhiên bạn sẽ nghĩ ngay rằng đã là người làm trong ngành y thì phải công tác ở các bệnh viện của Trung ương và địa phương, các trạm y tế... Nhưng trong thực tế, cơ hội lựa chọn của bạn rộng lớn hơn nhiều.
Với sự phát triển của hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhiều loại hình mới hoạt động mới đang xuất hiện hoặc hứa hẹn xuất hiện trong ngành y. Còn rất nhiều địa chỉ tác nghiệp của nghề y mà chúng ta chưa biết tới.
· Trong lĩnh vực khám chữa bệnh
Đây vẫn luôn là khu vực cho bạn cơ hội lựa chọn dồi dào nhất trong ngành y. Tuỳ vào trình độ đào tạo và khả năng, bạn sẽ làm việc tại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, viện giám định y khoa, bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Hiện tại, theo thống kê, nước ta có khoảng 21 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa trực thuộc Bộ y tế, 91 bệnh viện đa khoa tỉnh và đa khoa khu vực, 65 bệnh viện chuyên khoa, 41 bệnh viện y học cổ truyền, 32 nhà điều dưỡng, 7 phòng khám chuyên khoa, 2 cơ sở phục hồi chức năng, 1 viện giám định y khoa...
Khu vực cơ quan y tế trực thuộc các Bộ, ngành khác hiện có: 78 bệnh viện đa khoa, 30 phòng khám đa khoa, 19 cơ sở phục hồi chức năng, 46 nhà điều đường, 1123 trạm y tế cơ sở.
Cùng với các cơ sở y tế Nhà nước, sự xuất hiện và phát triển của các bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân trong thời gian gần đây cũng ngày càng mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho những người học ngành y.
|
Chi tiết...
|
Ngành y là ngành chuyên tổ chức việc phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho con người và các loại động vật. Y học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu bệnh lý, cách phòng bệnh và chữa bệnh.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Những người làm việc trong ngành y dành phần lớn thời gian của mình tại bệnh viện, phòng khám, phòng nghiên cứu v.v... Công việc thường rất vất vả và đòi hỏi sự bền bỉ, chính xác cao độ, thường xuyên phải trực đêm, trực vào ngày nghỉ hoặc các kỳ nghỉ. Hơn thế, người làm trong ngành y thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh tật, vi khuẩn, máu, thậm chí với cả tử thi v.v...
Ngày nay, những thành tựu của khoa học, công nghệ đang thúc đẩy sự phát triển thần kì của y học. Số lượng bác sĩ của nước ta đang còn thiếu nhiều. Ngoài các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành và các cấp địa phương, hiện nay ngày càng nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân được xây dựng, đòi hỏi bổ sung đội ngũ nhân lực.
|
Chi tiết...
|
Ngay lần đầu tiên tập làm bác sĩ, tớ, Hà Thanh Đạt, một sinh viên lớp Y2009A - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đã được bệnh nhân chữa "bệnh bối rối".
Và những ngày đầu tiên vào học trường y tớ choáng vì lịch học dày đặc, một tuần năm ngày, ngày hai buổi chưa kể phải đi thực tập trong bệnh viện. Các môn học với giáo trình dày cộm, còn phải liên hệ, tổng hợp thực tế. Thầy cô thì vô cùng nghiêm khắc. Tớ choáng!
Nhưng càng ngày tớ càng thấy thích... học. Bạn biết vì sao không? Vì thầy cô tớ vẫn thường nói: Học tập nghiêm túc chính là đạo đức ngành y. Học để có lúc bạn sẽ thấy đôi tay mình như có phép màu, làm cho trái tim một bệnh nhân lại đập liên hồi sau nhiều giây gián đoạn; xoa dịu cơn đau của một em bé.
|
Chi tiết...
|
|
|