Trang chủ Cơ hội nghề nghiệp
Thạc sĩ giỏi thất nghiệp - vì sao?

Tại sao một thạc sỹ văn chương loại giỏi không làm được như vậy mà phải đi làm công nhân thời vụ? Rõ ràng, chỉ có thế là kiến thức thực sự của họ không tương xứng với tấm bằng.

Học cao học để làm gì?

Báo chí đã nói rất nhiều về tình trạng lao động chất lượng cao bị thất nghiệp, hoặc phải nhận những công việc không tương xứng.

Không chỉ vậy mà cả thạc sỹ cũng thất nghiệp. Nhiều bài báo đã nêu lên những trường hợp thạc sỹ thất nghiệp đi bán sim điện thoại, ở nhà nội trợ, hay đi phụ xe để lấy tiền xin việc.

Gần đây nhất, ông Nguyễn Bá Thanh phải có bút phê vào đơn xin việc của một thạc sỹ văn học ở Đà Nẵng (VnExpress, ngày 25/9). Vì sao, thạc sĩ cũng không có việc làm, hẳn có nguyên nhân của nó.

Theo Luật Giáo dục, mục tiêu của đào tạo thạc sỹ là “giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo” (điều 39). Đồng thời, yêu cầu chất lượng thạc sỹ được đào tạo phải “nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình” (điều 40).

Thế nhưng, những trường hợp thạc sỹ thất nghiệp được báo chí nêu ra hình như không đúng với mục tiêu và chất lượng đào tạo. Các ‘thạc sỹ thất nghiệp’ này đều cùng lý do- không xin được việc sau khi tốt nghiệp đại học- nên học tiếp để hy vọng bằng thạc sỹ sẽ xin việc dễ hơn. Đây cũng là lý do của phần lớn những người đi học cao học ngay sau khi tốt nghiệp.

Chi tiết...
 
Bác sĩ được hưởng chính sách hỗ trợ một lần gồm tiền và đất

Từ tháng 10/2013 này, bác sỹ về làm việc tại các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Quảng Nam được hưởng chính sách thu hút với mức hỗ trợ một lần gồm tiền và đất.

Đây là quy định tạm thời được Chủ tịch tỉnh Quảng Nam – ông Lê Phước Thanh vừa ký ban hành.

Đối tượng áp dụng là bác sỹ tốt nghiệp hệ chính quy từ các trường ĐH Y - Dược Huế, Y - Dược TP HCM, Y Hà Nội với tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng, chưa tham gia công tác, hoặc đang công tác ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, có nguyện vọng về làm việc tại Quảng Nam (những trường hợp đặc biệt: chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm… tuổi đời có thể trên 45 tuổi).

Bác sĩ về Quảng Nam làm việc trong các cơ sở y tế công lập sẽ được hỗ trợ hơn nửa tỉ đồng và đất

Quyền lợi của b sỹ về làm việc tại các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Quảng Nam được hưởng chính sách thu hút với mức hỗ trợ một lần như sau: Bác sỹ tốt nghiệp loại trung bình, trung bình khá 200 triệu đồng; bác sỹ tốt nghiệp loại khá 230 triệu đồng; bác sỹ tốt nghiệp loại giỏi 250 triệu đồng; bác sỹ chuyên khoa cấp I, Thạc sỹ 300 triệu đồng; bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa II 350 triệu đồng; Tiến sỹ: 500 triệu đồng.

Chi tiết...
 
Chia sẻ đôi điều với cộng đồng nghề Y

Ai có thân nhân làm trong ngành y tế thì mới thấu hiểu được những khó khăn, cực khổ của nhân viên ngành y.


Ai cũng hiểu tính mạng của con người là trên hết, nên các nhân viên y tế luôn đứng trước một áp lực vô cùng lớn để tranh giành sự sống cho người bệnh.

Những ngày lễ, tết thì nhiều ngành nghề khác có thời gian để nghỉ ngơi quây quần bên gia đình, còn nhân viên y tế thì lại phải túc trực và làm việc nhiều hơn những ngày thường. Họ phải tạm gác lại đằng sau gia đình, những cuộc thăm viếng bạn bè, những chuyến du lịch…để phục vụ người bệnh.

Một điều có thể khẳng định rằng không một người thầy thuốc nào không muốn bệnh nhân được khỏi bệnh, không ai mong muốn điều bất hạnh đến với bệnh nhân cả, nếu có chăng cũng chỉ là do tai nạn nghề nghiệp mà thôi.

Trong thời gian gần đây báo chí liên tục đưa tin về những tai biến gây chết người trong các bệnh viện, người nhà bệnh nhân vào đập phá bệnh viện, hành hung bác sĩ và nhân viên y tế, bệnh viện bỏ ra số tiền hàng trăm triệu để hỗ trợ gia đình nạn nhân để đổi lấy sự bình yên...

Là một bác sĩ hơn 30 năn trong nghề, tôi thực sự đau buồn và bức xúc trước áp lực quá lớn như hiện nay. Đau buồn vì sự ra đi của những bệnh nhân xấu số, bức xúc vì dư luận xã hội, người nhà bệnh nhân đã không thấu hiểu và đổ hết trách nhiệm cho nhân viên ngành y.

Tôi muốn chia sẻ đôi điều với cộng đồng:

Chi tiết...
 
Những điều bạn có thể chưa biết về công việc ngành y

Đồng lương tại bệnh viện ít ỏi k bù lại được công sức vất vả bỏ ra đối với những ngày làm việc đã không đủ sức níu kéo nỗi lo của từng người bác sỹ, y tá. Những bác sỹ mà cố ở lại bệnh viện thì cũng luôn trong trạng thái là làm thêm nhiều hơn là làm công.

Nghề Y những điều bạn chưa biết


Lương thấp, chịu nhiều áp lực khiến không ít bác sĩ nhảy việc qua BV tư với chế độ đãi ngộ hấp dẫn

Xoay xở làm thêm

Khi chưa con cái, bác sĩ Anh Thoa ở BV Từ Dũ (TPHCM) chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phải xoay xở kiếm tiền. Nhưng khi đứa con đầu lòng được 7 tháng tuổi, chị đành phải gửi con ở nhà người thân để vừa làm chuyên môn ở bệnh viện vừa làm thêm ở một phòng khám sản khoa trên đường Huỳnh Tịnh Của, quận 3.
Tan sở chị lại tức tốc phi xe tới phòng khám tư để làm thêm đến 8-9 giờ tối mới về nhà. “Mỗi tháng làm thêm cũng kiếm được gần 5 triệu đồng, cộng với tiền lương ở bệnh viện nữa mới đủ lo cho con cái”- bác sĩ Thoa tiết lộ.

Theo chị chẳng ai muốn phải xoay xở công việc ở bên ngoài nhưng cuộc sống khó khăn nên cũng phải chân trong chân ngoài để kiếm thêm.

Bác sĩ Bình Khang - Phó khoa Ngoại Thần kinh BV Nguyễn Tri Phương, được xem là cựu trào của bệnh viện với tổng thu nhập hơn 6 triệu đồng/tháng nhưng chừng ấy tiền nuôi cả gia đình với 2 đứa con đang tuổi đi học xem ra chả thấm vào đâu. Vì vậy, nếu không phải đứng mổ cấp cứu, xong việc là bác sĩ Khang chạy về phòng mạch tại gia.

Ngay cả Tiến sĩ Nguyễn Thy Hùng - Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương cũng chưa bao giờ chịu nhận lời nhâm nhi với ai trước 8 giờ tối. Bởi, sau khi xong việc ở bệnh viện, ông phải làm thêm ở phòng mạch của mình.




Khi còn đương nhiệm chức Giám đốc Sở Y tế TPHCM, bác sĩ Nguyễn Thế Dũng vẫn có mặt ở phòng khám riêng đều đặn sau giờ làm việc. Theo ông, ngoài công việc quản lý, phải khám chữa bệnh thêm để kiếm đồng ra đồng vào.

Gần 200 bác sĩ và điều dưỡng viên ở các khoa Cấp cứu, Hồi sức của BV Chợ Rẫy- nơi chịu áp lực nặng nề với thời gian trực dày đặc nhưng thu nhập chỉ đủ sống. Không ít bác sĩ và điều dưỡng viên phải xoay xở làm thêm như đi thay băng, truyền dịch.

Đã gần tuổi 50, nhưng hiện tại thu nhập từ lương và các khoản phụ cấp của bác sĩ Nguyễn T.X. làm ở khoa Nội thuộc BV quận 7 chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng. Lương không đủ sống, hai con đang học đại học, bác sĩ X. đành in hẳn tờ rơi với dịch vụ “tiêm thuốc, thay băng, cắt chỉ và truyền dịch tại gia” kèm theo số điện thoại liên lạc, sau đó đi phát cho từng căn hộ, với hy vọng kiếm thêm thu nhập cho cả nhà.

Có hàng trăm cách xoay xở kiếm tiền khi mà lương và các khoản phụ cấp ở bệnh viện chỉ ở mức đủ sống, thậm chí thiếu trước hụt sau.

Dược sĩ Phan Thị Ngọc C. đang quản lý bán hàng cho một công ty dược có văn phòng đại diện ở Việt Nam không ngần ngại cho biết, hầu như các bệnh viện hiện nay đều có bác sĩ làm “cộng tác viên” cho các nhãn hàng thuốc của công ty chị với mức lương từ 1 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.



Khác với các trình dược viên, các bác sĩ này ngồi ở phòng khám và kê toa thuốc cho công ty đồng thời vận động các bác sĩ khác hoặc người bệnh kê và mua thuốc cho công ty là coi như hoàn thành nhiệm vụ.

“Cũng chả ai thích làm chuyện này bởi nếu bệnh viện biết được chẳng hay ho gì, nhưng nếu không làm thì rất khó sống”- dược sĩ C. nói - “Người ta nói bác sĩ giàu nhưng theo tôi đó chỉ là số ít. Hoặc là họ giàu từ gốc, khi họ đã có tên tuổi lớn... còn lại nếu ăn lương bệnh viện chắc khó ai mua được nhà, xe hơi”.

Nhảy việc và hai chóp

Sau 6 năm công tác ở khoa Chấn thương chỉnh hình thuộc BV đa khoa khu vực Củ Chi, bác sĩ Võ T.H. đành nói lời chia tay để lên thành phố đầu quân cho bệnh viện tư nhân Hồng Đức ở quận Gò Vấp với mức lương hơn 15 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản phụ cấp đứng mổ và phụ cấp khác.

So với đồng lương gần 3,5 triệu đồng/tháng trước đó, có lẽ đây là con số mơ ước. “Giờ tôi có vợ và hai con đang tuổi ăn tuổi học, mức lương gần 4 triệu/tháng làm sao chịu nổi”- bác sĩ H. tâm sự.

Cũng như bác sĩ H. sau nhiều năm công tác ở BV Tai Mũi Họng TPHCM, bác sĩ Lê Lợi đành chia tay với bệnh viện này chỉ vì thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống đắt đỏ ở thành phố. Lương 3 triệu đồng, cộng với tiền trực, tiền khám ngoài giờ và tiền phụ cấp mổ, mỗi tháng thu nhập của anh chỉ xấp xỉ 4 triệu, trong khi tiền thuê nhà đã 2 triệu đồng/tháng, con nhỏ phải gửi nhà trẻ ngốn thêm 1,5 triệu nữa. Vậy là sau mỗi đợt nhận lương, anh còn lại 500.000 đồng. Cuối cùng bác sĩ Lợi nhảy ra làm cho bệnh viện tư nhân Hoàn Mỹ với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng.

Bác sĩ Hiếu làm ở Viện Tim Tâm Đức ở quận 7 nói, mỗi tháng một bác sĩ đây thu nhập không dưới 20 triệu đồng. Mỗi đêm bác sĩ trực được hưởng từ 400.000-500.000 đồng, trong khi ở các bệnh viện công, mỗi tháng một bác sĩ chỉ được hỗ trợ từ 180.000 - 200.000 đồng.

Chế độ đãi ngộ hấp dẫn từ bệnh viện tư, các phòng khám đa khoa... khiến không ít bác sĩ làm ở bệnh viện công khi đã “đủ lông đủ cánh”, thậm chí vừa mới ra trường cũng không mặn mà với bệnh viện nhà nước.

Nhiều năm làm việc ở BV Nhân dân 115, cuối năm 2010, ba bác sĩ giỏi ở đây đồng loạt nhảy việc sang BV Pháp Việt quận 7 với mức lương hơn 1.000 USD/tháng. Có bác sĩ được bệnh viện này mời chào như ông hoàng với mức lương cao còn “khuyến mãi” thêm cho chức trưởng khoa.

“Dòng chảy bác sĩ bệnh viện công sang tư mạnh nhất phải kể đến BV Thống Nhất. Từ năm 2007 đến nay, có gần 200 bác sĩ nhảy việc với nhiều lý do viện ra trong đơn như chuyển công tác về quê, ra riêng làm phòng khám... nhưng thực tế hầu hết đều nhảy việc sang bệnh viện tư.

Bác sĩ Nguyễn Phan T. D.- công tác ở Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết, anh đã chuyển sang cộng tác để hỗ trợ thêm về chuyên môn cho bệnh viện AN Sinh TPHCM từ hai năm nay.

Theo anh, tại bệnh viện công, mỗi ca phẫu thuật anh chỉ nhận khoảng 30.000 đồng/ca tiền bồi dưỡng, có khi phẫu thuật loại 1(đại phẫu) cũng chỉ được 50.000 đồng/ca với thời gian mổ 4-6 tiếng. Trong khi đó, phẫu thuật tương tự tại bệnh viện tư, được hưởng từ 1-3 triệu đồng/ca. Ngay cả khi hết giờ tranh thủ làm thêm cho phòng khám đa khoa tư nhân, chỉ trong 1-2 tiếng đồng hồ cũng kiếm thêm ít nhất là 300 nghìn đồng.

D. cho biết nhiều bác sĩ không nhảy việc, cũng tranh thủ làm hai chóp: vừa làm cho bệnh viện vừa đứng tên ở phòng khám đa khoa hay ở bệnh viện tư. “Có bác sĩ vừa làm ở bệnh viện nhưng cũng làm cho công ty dược. Tôi nghĩ chẳng ai muốn nhưng họ làm vì thu nhập để nuôi gia đình” - bác sĩ D. nói.

Theo bác sĩ Phan Văn Nghiệm- Trưởng phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế TPHCM, ngoài chuyện nhảy việc ra làm cho các bệnh viện nước ngoài, các bệnh viện tư hoành tráng, một lượng lớn bác sĩ đổ về các phòng khám quốc tế như Medic Care, Victoria Healthcare, International SOS... với mức lương rất cao khiến họ không còn bận tâm chuyện cơm áo gạo tiền. “Điều này chẳng ai cấm được”- bác sĩ Nghiệm nói.

Nghèo còn gặp eo

T., bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật có tiếng ở BV Bình Dân sau cú kiện tụng kéo dài đã không chịu nổi áp lực của công việc và dư luận đành bỏ về quê sinh sống. Năm 2008, sau một ca phẫu thuật thoát vị bẹn bị biến chứng nhiễm trùng, bệnh nhân tử vong, bác sĩ T. đã rơi vào kiện tụng. Phải chạy vạy người thân để kiếm đủ 300 triệu bồi thường cho gia đình bệnh nhân.

Bác sĩ T. sau đó một thời gian không dám động đến dao mổ, cho dù anh đã đạt đến đỉnh một bác sĩ chuyên khoa có tiếng ở Sài Gòn. Bác sĩ Phan Dzư Lê Thắng - khoa Vi phẫu BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM nói, có nhiều ngày anh mổ 3 - 4 ca, chủ yếu là nối tay chân, thoát vị đĩa đệm... ca nào cũng khó, nhưng sợ nhất vẫn là kiện tụng từ phía người nhà bệnh nhân.

Ngoài việc bị khiếu kiện do có sự tắc trách của bác sĩ trong quá trình điều trị, không ít thân nhân người bệnh cứ thấy xảy ra chuyện là đâm đơn kiện tụng. Đã có những trường hợp bệnh nhân đưa ra mức đền bù quá sức với bác sĩ như vụ gia đình bệnh nhân đòi Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM bồi thường gần 1,4 tỷ đồng, hay mới đây một Việt kiều Mỹ đòi Bệnh viện Sài Gòn đền bù 85.000 USD vì cho rằng các bác sĩ bệnh viện này đã làm mù mắt của mình.

Bác sĩ Trần C.C cho rằng nếu như những vụ kiện trên không được giải quyết hợp tình hợp lý, bác sĩ không được phân trần đúng sai, không chỉ mình bác sĩ tán gia bại sản mà bệnh viện cũng trở thành con nợ. “Đối với những bệnh viện tư có khi vì danh tiếng mà chịu đền còn bệnh viện công, bác sĩ làm lương không đủ sống thì chỉ có nước... mắc nợ” - bác sĩ Thắng cho biết.

Theo bác sĩ Phan Văn Nghiệm, mỗi năm Sở Y tế TP thụ lý hàng trăm vụ khiếu nại, tố cáo liên quan bác sĩ. “Ngoài những lá đơn kiện, một số trường hợp, bệnh nhân, thân nhân người bệnh chửi mắng bác sĩ, lợi dụng những rủi ro nghề nghiệp của bác sĩ để trục lợi”- bác sĩ Nghiệm cho biết.

Hiện nay, các bạn trẻ đang coi các ngành đào tạo như y dược như ngành "hot" và nộp hồ sơ vào rất nhiều. Nhưng cửa vào đại học cho các ngành này cũng lắm gian truân, nhưng để theo được đam mê nghề nghiệp thì các bạn cũng có rất nhiều cách. Ví dụ dự thi vào các trường đào tạo trung cấp y, hoặc học liên thông cao đẳng dược cũng là 1 lựa chọn không tồi. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể liên thông từ trung cấp y lên thành bác sỹ.

 

 


Trang 12 trong tổng số 16

free statistics

DMCA.com Protection Status