MỞ NHÀ THUỐC GPP Các nhà thuốc tư nhân tại các quận nội thành Hà Nội được phép hoạt động khi Dược sĩ có đủ 4 loại giấy sau:
1. Chứng Chỉ Hành Nghề (do SYT cấp).
2. Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh do UBND Quận/Huyện cấp
3. Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
4. Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Hành Nghề (do SYT cấp).
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỞ NHÀ THUỐC GPP
I. Thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề A. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược;
2. Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn;
3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề cư trú hoặc của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó đang công tác, nếu là cán bộ, công chức trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp;
4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế cấp trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp;
5. Giấy xác nhận về thời gian thực hành ở cơ sở dược hợp pháp do người đứng đầu ở cơ sở đó cấp.
6. Bản cam kết thực hiện quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về dược có liên quan;
7. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân có công chứng hoặc chứng thực
8. Giấy cho phép hành nghề ngoài giờ của thủ trưởng cơ quan nếu người xin cấp chứng chỉ hành nghề là cán bộ, công chức nhà nước.
9. 02 ảnh chân dung cỡ 4cm x 6cm.
|
Chi tiết...
|
Các nhà thuốc tư nhân khi thay đổi địa điểm, tên cơ sở kinh doanh, dược sĩ quản lý chuyên môn đều phải làm thủ tục đổi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP và đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Xem thêm: Thủ tục tái thẩm định gia hạn Nhà thuốc GPP
A. Hồ sơ bao gồm
- Đơn đề nghị đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
- Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề Dược của người quản lý chuyên môn về dược mới đối với trường hợp thay đổi người quản lý chuyên môn về dược.
- Bản sao hợp pháp văn bản chấp thuận thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc của cơ quan cấp đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc.
- Bản chính giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã cấp.
- Giấy chứng nhận cơ sở đạt chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” – GPP
|
Chi tiết...
|
Trước những vấn đề thời sự liên quan ngành y gần đây, qua Báo Người Lao Động, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cố vấn Bộ môn Y đức và Khoa học hành vi - tên mới của Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe - Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chia sẻ về y đức
* Phóng viên: Theo chương trình của nhà trường, sinh viên được học những bài học về y đức ngay từ đầu năm thứ nhất. Vậy những điều đầu tiên ông truyền đến các sinh viên là gì?
- BS Đỗ Hồng Ngọc: Các em năm thứ nhất có 3 tuần học nhập môn “Sức khỏe cộng đồng”, trong đó có các buổi học với tôi, với 2 bài ngay trong tuần lễ đầu tiên, đó là “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” và “Y đức”. Tuy bài thứ hai mới mang tên “Y đức” nhưng thực ra điều này đã được lồng vào trong bài thứ nhất vì điều đầu tiên tôi muốn truyền đạt đến các em là sự phân biệt giữa sức khỏe và bệnh tật. Người thầy thuốc nên như Hải Thượng Lãn Ông ngày xưa, mong người ta có sức khỏe, đừng bệnh, để mình có thể làm “ông già lười” (lãn ông)! Trong y học hiện đại, điều đó có nghĩa là hãy quan tâm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thầy thuốc phải hướng đến việc giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân, nếu có bệnh thì được chữa trị sớm và ngay tại chỗ với một hệ thống y tế gần dân và công bằng. Đừng chỉ mong muốn học kỹ thuật y khoa để chữa bệnh kiếm tiền. Không thể coi vào trường y như một cuộc “đầu tư”! Đó cũng là điều y đức lớn nhất mà tôi muốn các em hiểu ngay từ buổi học đầu tiên.
* Vậy để làm tròn y đức, người thầy thuốc hẳn phải quên đi gánh nặng kinh tế trên vai?
|
Chi tiết...
|
Berberin là hoạt chất được chiết từ cây hoàng đằng (còn có tên vàng đắng, hoàng liên, tên khoa học là Coptis teeta)… (là loại cây dây leo thân gỗ có phân nhánh, mọc hoang ở nhiều nơi). Trong hoàng đằng có nhiều alcaloid dẫn xuất của izoquinolein, chủ yếu là berberin tỷ lệ từ 1,5 đến 2-3%.
Các tác dụng chủ yếu của berberin là chống tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột. Berberin còn được bào chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ do kích thích bên ngoài như (gió, nắng, lạnh, bụi, khói...) và điều trị bệnh mắt hột. Ngoài ra berberin cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, bội nhiễm nấm và còn có tác dụng chống lại tác hại của vi khuẩn tả và E.coli ngoại độc tố bền với nhiệt. Berberin có một ưu thế là khi dùng điều trị các nhiễm trùng đường ruột berberin sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn có ích ở ruột. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh, khi dùng một số thuốc kháng sinh nếu phối hợp với berberin sẽ hạn chế được tác dụng không mong muốn gây ra bởi các thuốc kháng sinh đối với hệ vi sinh vật đường ruột.
Berberin rất lành tính, rất hiếm gặp trường hợp dùng mà bị dị ứng. Tuy nhiên đối với những người quá mẫn cảm với thuốc và phụ nữ có thai thì không dùng vì berberin có khả năng gây co bóp tử cung làm ảnh hưởng tới thai nhi.
|
Chi tiết...
|
|
|
|
|
Trang 4 trong tổng số 17 |