Ông Lê Văn Thanh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đã có cuộc trao đổi nhằm giúp lao động Việt Nam nắm bắt cơ hội quý báu này.
- Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản khá đông nhưng ngành điều dưỡng và y tá chưa phải là thế mạnh của Việt Nam. Vậy đâu là lý do để LĐ của chúng ta nhận được sự tin tưởng của phía bạn?
– Trước hết phải nói về những ấn tượng của LĐVN trong mắt giới chủ doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện nay đang có 15 quốc gia cử tu nghiệp sinh sang Nhật. Trung Quốc ở vị trí đầu, sau đó là Việt Nam. Đây là thị trường đứng thứ tư về lượng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Năm nay, dù phía bạn bị thiên tai nặng nề nhưng đến nay số lượng sang Nhật đã tăng trên 30% so với cùng kỳ, đưa tổng số LĐ Việt Nam làm việc tại Nhật Bản từ đầu năm đến nay lên gần 5.000 người. Người Nhật đánh giá rất cao về thái độ làm việc của tu nghiệp sinh Việt Nam, nhất là sau khi Nhật Bản gánh chịu thảm họa động đất, sóng thần hồi đầu năm nhưng tất cả thực tập sinh của ta không “bỏ của chạy lấy người” mà đều ở lại Nhật cùng bạn khắc phục hậu quả. Được đánh giá cao về tính cần cù, thông minh nên chủ doanh nghiệp đã chăm lo tốt cho người LĐ, không có sự phân biệt giữa lao động trong và ngoài nước.
Một lý do khác cũng xuất phát từ thực tế là dân số Nhật Bản đang già đi nên nhu cầu tiếp nhận y tá và điều dưỡng của họ rất cao. Đã có 3 quốc gia cử LĐ ngành điều dưỡng, y tá sang thị trường Nhật Bản. Trước Việt Nam đã có Indonesia và Philippines. Như vậy, sau các ngành nghề như: chế biến thực phẩm, hàn, đóng gói, nông nghiệp, chăn nuôi, cơ khí, lắp ráp điện tử, may, thủy sản, gia công kim loại, giặt là, sắp tới chúng ta sẽ có thêm LĐ ở ngành điều dưỡng và y tá có cơ hội xuất cảnh sang đất nước Hoa anh đào làm việc.
– Việc đưa LĐ sang Nhật sẽ do các DN thực hiện như đã từng đưa tu nghiệp sinh hay theo hình thức nào khác?
– Tiếp nhận y tá, điều dưỡng viên của ta sang Nhật làm việc, theo thỏa thuận, cả Việt Nam và Nhật Bản đều thành lập một cơ quan điều phối. Dự kiến, tháng 3-2012 sẽ tuyển chọn, đào tạo ứng viên. Đầu năm 2013 sẽ bắt đầu đưa LĐ sang. Chúng ta vẫn đang tiếp tục đàm phán để đưa ra những văn bản quy định thật chi tiết về cơ chế đưa LĐ sang.
– Mức lương và những cơ hội mà y tá, điều dưỡng viên của Việt Nam nhận được khi tham gia chương trình này?
– Tôi cho rằng, có nhiều điều thú vị mà các y tá, điều dưỡng của ta học được trong quá trình làm việc tại nước bạn. Đó là cơ hội được tiếp cận và làm việc với công nghệ hiện đại, nâng cao ý thức kỷ luật trong công việc… Sau 3-4 năm làm việc được tham gia thi và có được chứng chỉ quốc gia về nghề này thì có thể ở lại Nhật làm việc lâu dài. Còn nếu về nước, họ sẽ góp phần cải thiện chất lượng lao động nội địa.
Còn về mức lương sẽ tuân theo quy định của Nhật Bản và trả tùy từng vùng khác nhau. Con số cụ thể thì chưa có nhưng mức thu nhập của lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam, sẽ tương đương với người bản địa, không phân biệt, thấp nhất là 1.000 USD/tháng.
– Để được tham gia chương trình này, người LĐ cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
– Người LĐ cần phải tốt nghiệp các trường đào tạo về y tá, điều dưỡng của Việt Nam, có chứng chỉ theo quy định của Bộ Y tế, có kinh nghiệm làm việc trong ngành ít nhất 2 năm, đặc biệt là phải đạt trình độ tiếng Nhật cấp 3. Phải hiểu rõ tập quán văn hóa, các quy định về pháp luật của Nhật Bản đối với ngành nghề cụ thể mà mình tham gia. Đối với ngành điều dưỡng, công việc chính thường là chăm sóc những người già, bệnh nhân nên càng đòi hỏi lao động phải có tính cần cù, cẩn thận và chịu khó.
Tất cả người lao động có ý định tham gia chương trình này phải tìm hiểu kỹ thông tin qua liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước gồm Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Công thương. Tuyệt đối không nghe qua các công ty môi giới. Những LĐ ở vùng sâu, vùng xa khi tham gia sẽ có ưu tiên về kinh phí đào tạo nhưng vẫn phải đáp ứng yêu cầu từ phía Nhật Bản. |
Thuốc nội “dìm” nhau Không thể không nói đến lý do nội tại khiến thuốc nội yếu thế trên thị trường: Đó là tình trạng sản xuất cạnh tranh không lành mạnh. Muốn có lợi nhuận xổi nên các Cty sẵn sàng “thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Các DN sản xuất thuốc trong nước đang tự “xé lẫn nhau”. Hễ thấy Cty nào có sản phẩm tung ra thị trường bán chạy thì chỉ 1-2 tháng sau sẽ có ít nhất 3-4 Cty dược đua nhau sản xuất loại thuốc đó bằng mọi giá với các tên gọi khác nhau”. Chính vì điều này nên các sản phẩm thuốc nội cứ “giẫm đạp” lên nhau để tồn tại.
Theo BS Nguyễn Thy Hùng, GĐ BV Nguyễn Tri Phương TPHCM, có những thuốc cùng một hoạt chất mà có tới hàng trăm tên gọi khác nhau khiến BV không biết đâu mà lần! Điều đó dẫn đến tình trạng ở mỗi BV, bệnh nhân lại chịu mỗi giá thuốc khác nhau dù loại thuốc, chất lượng thuốc không khác nhau.
|
Chi tiết...
|
Đủ chiêu “lách luật” tăng giá viện phí
- Tính giá cao ở những dịch vụ sử dụng nhiều; giá giường bệnh bao gồm cả điều hòa, quạt cây và quạt trần; kéo mức tăng trung bình xuống thấp bằng cách thêm dịch vụ chưa có, chưa thực hiện được với giá cực thấp... là cách làm của nhiều bệnh viện hiện nay.
Nhiều “mánh” đẩy giá
Đó là thực tế xảy ra trong việc xây dựng khung giá viện phí mới tại một số địa phương mà cơ quan BHXH “bắt bệnh” được và yêu cầu phải chấn chỉnh.
Theo ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH VN), “mánh” mà các bệnh viện sử dụng nhiều nhất là dịch vụ nào sử dụng nhiều nhất, liên tục thì áp giá tối đa. Ví dụ như giá ngày giường nằm viện, chụp phim X-quang kỹ thuật số, CT… bị đẩy giá rất cao. Ví như tại Bắc Ninh hiện đang áp dụng giá viện phí mới với mức tăng trung bình bằng khoảng 85% so với khung giá tối đa. Trong đó, giá giường bệnh chiếm 89%, giá khám bệnh là 89%, giá các dịch vụ kỹ thuật khoảng 87%...
“Qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện hiện tượng này ở nhiều bệnh viện, dịch vụ tần suất sử dụng nhiều thì áp giá cao. Còn những kỹ thuật ít sử dụng, thậm chí cơ sở khám bệnh chưa có vẫn đưa giá rất thấp, thậm chí chỉ bằng 43% khung giá đề xuất để kéo mức tăng trung bình xuống thấp so với khung giá”, ông Bằng nói.
“Hay như khi tính cơ cấu giá bàn, phòng khám, giường bệnh, nhiều bệnh viện đã tính chi phí của điều hòa lại kèm cả quạt trần, quạt bàn. Đã có điều hòa rồi còn tính quạt trần, quạt bàn vào cơ cấu giá làm gì, rất vô lý. Rồi giường nằm mức giá áp dụng chỉ với 1 người/giường nhưng nhiều bệnh viện dù bệnh nhân nằm đôi nhưng vẫn có \tình trạng áp giá tối đa”, ông Bằng nói thêm. Ông Bằng cho biết thêm, hiện đã có 48 địa phương được Hội đồng nhân dân phê duyệt giá, trong đó 37 địa phương đã thực hiện và mỗi địa phương lại có mức giá khác nhau, có nơi chỉ chiếm khoảng 70% khung giá tối đa, nhưng có nơi mức tăng trung bình lại trên 90% khung giá tối đa.
“Điều bất hợp lý là những nơi nào có trang bị điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, máy móc hiện (Hà Nội, Cần Thơ) thì chỉ thu 70 - 80%… trong khi các tỉnh vùng sâu vùng xa như Lào Cai, Cao Bằng, Khánh Hòa, Đồng Tháp và Ninh Thuận lại có mức giá cao chót vót trên 90%. Bất hợp lý hơn nữa, cùng là tỉnh miền núi nhưng tỉnh láng giềng như Thái Nguyên lại có mức thu thấp hơn hẳn (chỉ là 69%)…
Giảm giá một số dịch vụ
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ tài chính (Bộ Y tế) cho biết, vừa qua tổ thẩm định liên bộ đã thống nhất giảm giá một số dịch tại các bệnh viện trực thuộc Bộ quản lý. Ví như dịch vụ siêu âm đen trắng giảm giá từ 35.000 xuống 30.000, siêu âm màu giá 370.000 chỉ áp dụng những BV có khả năng can thiệp tim mạch, còn siêu âm màu bình thường còn tối đa là 150.000...
Ông Liên cũng giải thích thêm, với một số dịch vụ nhiều người bệnh lầm tưởng là tăng giá đột biến nhưng thực chất không phải vậy. Trước đây, khi tính giá dịch vụ cũ, nhiều vật tư tiêu hao của dịch vụ đó không được BHYT thanh toán, người bệnh phải tự chi trả, còn nay thì tính trọn gói. Ví dụ như với một số dịch vụ sử dụng găng tay nhưng không được thanh toán, sau một đợt điều trị cộng dồn bệnh nhân có thể phải chi trả cho hàng chục đôi găng tay bác sĩ dùng khi thăm khám thì nay giá thành đó được tính vào giá dịch vụ tổng thể, người bệnh không phải bỏ tiền...
Ông Liêm cho biết thêm, trong tháng 10, tất cả các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế sẽ thực hiện giá viện phí mới và theo kế hoạch sau 6 tháng thực hiện Bộ Y tế sẽ kiểm tra, rà soát lại, nếu thấy dịch vụ nào bất hợp lý phải điều chỉnh. Còn tại các địa phương, sửa đổi như thế nào là do địa phương quy định.
Ông Vũ Xuân Bằng cho biết, thực tế tại một số địa phương khi được Hội đồng nhân dân phê duyệt giá, giao UBND tổ chức thực hiện, nhiều nơi đã tiến hành thu theo lộ trình. Ví như với dịch vụ A được phê duyệt giá bằng 80% khung nhưng khi áp dụng, năm đầu chỉ thu 70%, sau tăng dần hàng năm đến khi bằng giá được phê duyệt. Ông Bằng đánh giá đây là cách làm linh hoạt của từng địa phương để việc điều chỉnh giá viện phí thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và không gây tác động quá mạnh đến người bệnh.
Theo Dân trí |
Áp viện phí mới, bệnh viện đỡ quá tải
Chiều 11/9 họp về vấn đề bảo hiểm y tế và viện phí mới, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng chất lượng khám chữa bệnh đã tăng. Chẳng hạn, một số bệnh viện tỉnh, bàn khám khám từ 80 đến 90 người một ngày thì đã giảm xuống chỉ còn 50-70 người.
"Như vậy, rõ ràng thời gian chờ đợi của người bệnh đã giảm. Bác sĩ cũng đỡ quá tải, việc khám cho bệnh nhân được đầu tư thời gian hơn, chất lượng hơn", ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng ban Thực hiện chính sách y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết.
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã chi 20 tỷ đồng để sửa chữa khoa Khám bệnh, nâng số phòng khám lên gấp đôi, trang bị toàn bộ hệ thống điều hòa đến các buồng khám bệnh này. Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó giám đốc bệnh viện, thời gian chờ khám của bệnh nhân đã giảm từ 7-8 tiếng xuống còn 4-6 tiếng và không có người phải chờ khám đến hôm sau. Bệnh viện cũng đầu tư gần 30 tỷ nâng cấp, sửa chữa buồng bệnh, lắp đặt hệ thống điều hòa, mua thêm máy thở… đều là những thứ thiết yếu cho người bệnh.
Theo ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), chất lượng điều trị, phục vụ người bệnh đã cao hơn nhiều kể từ khi thực hiện giá dịch vụ y tế mới. Nhiều bệnh viện khang trang hơn, đầu tư phòng ốc, cơi nới kê thêm giường bệnh như Bệnh viện Bạch Mai, K…, tăng bàn tiếp đón, khám bệnh…
Ông Liên cũng cho rằng, vấn đề quan trọng nhất lúc này là chấn chỉnh thái độ của nhân viên y tế. Khi có vấn đề không hài lòng về thái độ khám chữa, người bệnh hoàn toàn có thể phản ánh trực tiếp lên lãnh đạo bệnh viện thông qua đường dây nóng.
Khi tăng viện phí, chi phí so với đợt điều trị trước khi áp viện phí mới bình quân sẽ tăng 30-40%. Vì thế, nhiều chuyên gia hy vọng đợt điều chỉnh giá lần này sẽ góp phần thúc đẩy nhiều người tham gia bảo hiểm y tế.
Trong khi đó Lào Cai bị Bộ Tư pháp "tuýt còi" về khung giá viện phí mới. Bệnh viện tỉnh này áp dụng viện phí mới từ ngày 13/8. Theo Bộ Tư pháp, quá trình phê duyệt khung giá này chưa tuân thủ quy định pháp luật.
Theo quy định của Luật khám chữa bệnh, thẩm quyền quy định về giá dịch vụ y tế mới là của HĐND. Trong khi đó ngày 3/8, UBND tỉnh Lào Cai lại ban hành quyết định về giá các dịch vụ khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh.
Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng quyết định trên được ban hành không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Luật tổ chức HĐND và UBND, khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, HĐND ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện nghị quyết đó. Do đó, việc UBND tỉnh Lào Cai ban hành quyết định quy định về giá dịch vụ y tế mà chỉ căn cứ vào văn bản cá biệt của thường trực HĐND về việc thỏa thuận tờ trình của UBND tỉnh là không đúng thẩm quyền.
Vì thế, Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đề nghị UBND tỉnh Lào Cai tự kiểm tra, xử lý.
Hiện Bộ Y tế đã phê duyệt giá của 22 bệnh viện trực thuộc Bộ với mức trung bình của bệnh viện nhóm 1 bằng 94,5%, nhóm 2 bằng 92% và nhóm 3 bằng 88% so với giá tối đa. 48 địa phương được HĐND phê duyệt giá. Có 5 tỉnh phê duyệt viện phí mới từ 90% trở lên: Lào Cai, Cao Bằng, Khánh Hòa, Đồng Tháp và Ninh Thuận.
Theo vnexpress.net |
|
|