Trang chủ Sức khỏe - Đời sống
Phong bì cứu sống sản phụ đang vượt cạn?

 

"...Vợ đau đẻ cả ngày mà bác sĩ bảo cứ chờ. Đến nửa đêm hỏi lại thì vẫn bảo chờ tiếp đến sáng mai, sau đó bác sĩ trực đi đánh bài dưới phòng bảo vệ. Tôi mới nghĩ ra là phải đưa phong bì, thế là ông bác sĩ lên khám lại và bảo phải mổ gấp kẻo nguy hiểm" - Một độc giả kể chuyện "thoát hiểm" của chính vợ mình.




Sau khi đăng tải bài viết Những chuyện bức xúc ở phòng đẻ, VietNamNet đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả. Phần lớn độc giả cho rằng, phản ánh của bài báo là đúng với thực tế, nhiều độc giả chia sẻ câu chuyện thực mà mình gặp phải.

Phong bì - chuyện thường ngày ở bệnh viện

“Quá đúng và quá chuẩn về nạn phong bì ở bệnh viện” là lời nhận xét của độc giả Nguyễn Khánh Chi về bài báo. Độc giả này cho rằng, chuyện đưa phong bì cho bác sĩ hiện nay là chuyện thường ngày ở bệnh viện.

Độc giả Trung Thị Duyên cũng đồng quan điểm: “Các bác sỹ bây giờ quan trọng cái phong bì hơn tính mạng bệnh nhân, không phải phụ sản mà viện nào cũng vậy. Cứ phải phong bì và luồn cúi. Đáng buồn hơn là nhiều người vừa yếu chuyên môn lại vừa tha hóa về đạo đức. Chỉ khổ người bệnh nghèo”.

Câu chuyện của độc giả Nguyễn Hùng càng chứng minh cho nạn phong bì ngày càng phổ biến ở phòng đẻ, độc giả này còn nhấn mạnh rằng “phong bì đổi lấy tính mạng”.

“Ngày vợ tôi sinh cũng rơi vào hoàn cảnh chậm phong bì, vì mình chưa có kinh nghiệm trong việc đưa phong bì, vợ đau đẻ cả ngày mà bác sĩ bảo cứ chờ. Đến nửa đêm hỏi lại thì vẫn bảo chờ tiếp đến sáng mai, sau đó bác sĩ trực đi đánh bài dưới phòng bảo vệ. Tôi mới nghĩ ra là phải đưa phong bì, thế là ông bác sĩ lên khám lại và bảo phải mổ gấp kẻo nguy hiểm, ôi trời ơi sức mạnh của đồng tiền là đây!"...

"Trước đó 1 ngày có 1 vụ mổ không kịp làm bé chết ngạt vì người nhà bệnh nhân khó khăn đang phải đi vay mượn tiền, thế rồi họ kéo người nhà lên chửi bới om sòm mà để ý vụ đó không thấy lên báo? Còn nhiều tiêu cực trong bệnh viện lắm kể ra cả ngày cũng không hết đâu. Thường thì đi đẻ có bảo hiểm chỉ mất 500k thì các bạn phải chuẩn bị 5 triệu để lo lót phong bì nhé”, độc giả Nguyễn Hùng kể.

Độc giả Nguyễn Thị Phúc kể câu chuyện của mình: “Cách đây 6 năm tôi đã sinh một cháu ở Bệnh viện phụ sản T. và hiện nay tôi cũng chuẩn bị sinh cháu thứ 2. Bài báo phản ánh hoàn toàn đúng sự thật đã và đang xảy ra ở bệnh viện này. Và tôi cũng dự định là chuẩn bị vài chiếc phong bì để hy vọng tính mạng và sự an toàn của hai mẹ con được đảm bảo. Thật buồn thay cho ngành y tế nước nhà. Chống tham nhũng chỉ thấy hô to thôi, những vấn đề trước mắt và hàng ngày cứ diễn ra đó có thấy thay cán bộ nào quan tâm đâu?”.

Văn hóa phong bì không chỉ diễn ra ở các bệnh viện Trung ương, bệnh viện ở thành phố lớn như Hà Nội, mà ngay cả những tỉnh miền núi như Bắc Cạn, Bắc Giang, bác sĩ còn “trắng trợn” vòi phong bì.

Độc giả Vàng A Páo, ở Bắc Cạn phản ánh: “Giờ ở bệnh viện nào cũng như vậy thôi. Người ta bảo lương y như từ mẫu à, làm gì còn nữa. Giờ lương y đặt phong bì lên trên hết thôi. Và thực trạng này ở Bắc Kạn một tỉnh miền núi đa số là con em dân tộc nhưng mỗi khi vào viện thật sự là kinh khủng nếu là người dân nghèo, không có tiền”.

“Tôi ở Bắc Giang, đã 2 lần đưa vợ đi đẻ ở BV Phụ sản, tôi cũng được chứng kiến những cảnh tương tự mà bài báo ở trên nêu, thậm chí chậm phong bì thôi cũng đã bị “bỏ rơi” chứ đừng nói quên phong bì, điều đó người dân nào cũng biết chỉ có các cơ quan chức năng không biết thôi”, một độc giả ở Bắc Giang kể.

Độc giả Hoàng Kim Lan (Hải Phòng) tiếp lời: “Bài báo phản ánh hoàn toàn đúng sự thật, tôi ở Hải Phòng và đã đưa rất nhiều người nhà đi đẻ, tôi thấy sự vòi vĩnh của bác sĩ là trắng trợn, à mà bác sĩ không ra mặt, chỉ cho y tá ra gặp người nhà. Khi đưa phong bì họ trắng trợn mở ra ngay trước mặt người nhà, khi thấy ít họ kêu không đủ chia, đúng như bài báo nói. Cực chẳng đã tôi phải móc ví ra bỏ thêm vào phong bì”.

Văn hóa phong bì chỉ có ở ngoài Bắc?

Nhiều độc giả ở miền Nam cho rằng, văn hóa phong bì chỉ có ở các bệnh viện phía Bắc, còn rất ít xảy ra ở các bệnh viện trong Nam.

Độc giả Thành Nhân, sống ở TP Hồ Chí Minh cho biết, anh đã từng đưa vợ đi đẻ ở Bệnh viện Tù Dũ vào năm 2011. Mặc dù tình trạng luôn quá tải nhưng thái độ bác sĩ, điều dưỡng ở đây rất tốt. Không có gì phải phàn nàn.

Độc giả Lâm Chi cũng đồng quan điểm: “Tôi ở Tp.HCM. Tôi cũng từng sinh 2 lần ở BVPS Từ Dũ. Cả 2 lần tôi sinh tôi đều không tốn bất cứ "phí đen" nào ngoài các loại phí quy định của nhà nước cả. Nhưng tôi vẫn nhận được sự chăm sóc nhiệt tình của các y bác sĩ cũng như của điều dưỡng. Nói chung, không thể có sự nhiệt tình như mình sử dụng dịch vụ đặc biệt, nhưng cũng không hề thiếu trách nhiệm, thiếu tận tâm đối với sản phụ. Nói thêm một điều: hình như tôi thấy những chuyện tiêu cực đại loại như bài báo này toàn là ở miền Trung và miền Bắc không thôi. Chẳng trách sao cuộc sống ở SG thu hút dân nhập cư!”.

Sinh ra ở miền Bắc rồi vào miền Nam sinh sống nên độc giả Phạm Quang Minh nắm được tình hình bệnh viện của cả hai miền. Độc giả này so sánh: “Tôi sinh ra ở miền bắc nhưng vào Thuận An, Bình Dương sống đã hơn 20 năm. Năm 2011 vợ sinh cháu thứ 2, tôi đưa vợ đi sinh (có bảo hiểm y tế). Khi sinh được bác sỹ chăm sóc rất tốt, mẹ tròn con vuông.

Lúc tôi có ý định đưa phong bì, thì các cô hộ lý không nhận, sau các cô có nói là nếu có lòng thì mua mấy ly cà phê hoặc nước ngọt cho các cô là được. Nếu tính chi phí cho sinh cháu tại bệnh viện Thuận An (có bảo hiểm) chỉ mất gần 300 ngàn, tất nhiên là không tính chi phí nằm phòng dịch vụ theo giá thỏa thận và một số phát sinh khác. Tôi nghĩ được như vậy là tốt”.

Độc giả Lương Văn Xuân cũng cho rằng trong miền Nam không có nạn phong bì như ngoài Bắc: “Tôi là người Thanh Hóa nhưng vào Cần Thơ đã lâu. Vợ tôi cũng đã 1 lần sinh vào năm 2011 tại BV ĐKTW Cần Thơ nhưng tất cả đều tuyệt vời, trễ thai 7 ngày nhập viện 2 ngày nhưng vẫn chưa có dấu hiệu sinh, các BS đề nghị phải mổ, thế là xong, mẹ tròn con vuông. Khi ra viện mình cảm thấy hài lòng nên mới gửi phong bì 200 ngàn gọi là cảm ơn, không có cũng chẳng ai ép”.

Độc giả này còn lý giải thêm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa hai miền Nam – Bắc: “Theo tôi nghĩ môi trường, con người, cách xử sự giữa con người với con người trong miền nam quá tốt. Không riêng gì chuyện đi đẻ mà hầu như trong các chuyện khác đều ít thấy tiêu cực. Có lẽ do văn hóa, phong cách trong này yên bình, con người chất phác, ít bon chen, cạnh tranh. Tôi nghe toàn tiêu cực ở ngoài Bắc không hà. Tôi nghĩ tất cả là do văn hóa xin việc mà ra, xin được 1 việc tốt mất cả mấy trăm triệu, đến giáo viên lương ba cọc ba đồng cũng mất gần 1 trăm thì sao tránh khỏi tiêu cực”.

 

Theo vietnamnet.vn

 
Bệnh nhân “nhảy múa” theo giá thuốc và viện phí

Không chỉ ở hệ thống các trung tâm mà ngay cả nhà thuốc bệnh viện giá thuốc sao “nhảy múa” bất ngờ khiến nhiều bệnh nhân lo lắng.

Hiện nhiều loại thuốc Tây trên thị trường TP Hồ Chí Minh đột ngột tăng giá rất cao và đây cũng là “đợt sóng” tăng giá thuốc lần thứ 3 từ đầu năm tới nay.

Một khảo sát từ cơ quan chức năng vào khoảng tháng 4/2012 cho biết, do giá nguyên liệu đầu vào, giá điện, xăng đều tăng nên kéo theo giá những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong đó có thuốc tây tăng giá. Tuy nhiên khi dự báo này còn mới được công bố ở mức “dè dặt” là “sẽ tăng nhẹ” những mặt hàng thuốc nhập khẩu thì trên thị trường hàng loạt mặt hàng thuốc tây cả nội và ngoại đã được người bán đẩy lên cao hơn trước từ 10-16% và riêng từ đầu tháng 9 tới nay, nhiều mặt hàng được đẩy lên cao hơn trước 30%.

Vào thời điểm tháng 5, cũng theo khảo sát của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, trong hơn 12.000 mặt hàng thuốc nội đã có khoảng 65 mặt hàng thuốc tăng giá, còn số loại thuốc giảm giá chiếm không bao nhiêu. Về lý do tăng, các doanh nghiệp (DN) đều cho rằng do giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng thực tế khi khảo sát trong hơn 40 mặt hàng nguyên liệu từ Tổng cục Hải quan thì chỉ có một mặt hàng tăng giá (chiếm chưa đầy 2,5%) với mức tăng là 0,5%.

Chi tiết...
 
Điều dưỡng viên thu nhập 50 triệu đồng/tháng tại Nhật Bản

Điều dưỡng viên đã tốt nghiệp hệ Trung cấp & Cao đẳng nghề Điều dưỡng tại Việt Nam sẽ được tham dự chương trình đào tạo liên thông ĐH điều dưỡng và làm thêm đúng chuyên môn tại Nhật Bản với mức lương 50 triệu đồng/tháng. Thời gian cấp visa cho các học viên học tập và làm việc tại Nhật bản là 06 năm.


Hai năm đầu tiên, khi học tiếng Nhật chuyên ngành, các du học sinh điều dưỡng vừa học vừa được nhà trường phía Nhật Bản tạo công việc làm ngoài giờ (4 tiếng/ngày) với mức thu nhập 130.000 - 140.000 JPY/tháng (tương đương 34 - 37 triệu VNĐ).


Năm tiếp theo từ  khi vào học đại học ngành Điều dưỡng đến khi tốt nghiệp, du học sinh được làm thêm theo đúng chuyên môn được đào tạo với mức thu nhập 200.000JPY/tháng (tương đương 52-53 triệu đồng/tháng). Ngoài mức lương trên, các Du học sinh điều dưỡng sẽ được nhận các khoản phụ cấp thành tích tương đương từ 20 - 30% thu nhập chính.

Sau khi tốt nghiệp và có bằng ĐH điều dưỡng, du học sinh sẽ có quyền được ở lại Nhật Bản làm việc lâu dài với mức lương lên đến 300.000JPY/tháng (tương đương 78 - 80 triệu VNĐ); được quyền bảo lãnh để đưa bố mẹ, vợ (chồng) sang Nhật  cùng sinh sống.

Đảm bảo các tiêu chí ngặt nghèo về ngôn ngữ

Tiến sỹ Lê Minh Tiến, giám đốc Trung tâm tiếng Nhật Hoa Anh đào cho biết: “Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2 vạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng, tuy nhiên, số lượng các em có việc làm rất ít, đó là chưa nói đến mức lương của công việc điều dưỡng viên ở Việt Nam chỉ ở mức rất khiêm tốn. Trong khi đó, Nhật Bản là một thị trường rất tiềm năng, dân số già… nên nhu cầu cần các điều dưỡng viên rất lớn, nhất là lao động Việt Nam có lợi thế về sự khéo léo, chăm chỉ, nhiệt tình và yêu nghề!”.

Cũng theo T.S Lê Minh Tiến, đối tác Nhật Bản đưa ra tiêu chí khá ngặt nghèo, đó là các du học sinh đã có bằng nghề Điều dưỡng viên (Trung cấp hoặc Cao đẳng) phải thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật trình độ bậc 3 (3 Kyu) trước khi đi Nhật bản học tập.

Sau đó học  tiếng Nhật chuyên ngành tiếp 2 năm ở Nhật Bản để  đạt trình độ 1 (1 Kyu) mới đủ điều kiện vừa học vừa làm nghề Điều dưỡng ở Nhật Bản. Tại Việt Nam, các trường CĐ&  Trung cấp nghề Điều dưỡng chưa thực hiện được yêu cầu này, do đó cơ hội đi du học - làm việc của các học viên nói trên rất hạn chế.

 

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur thông báo tuyển sinh trung cấp điều dưỡng đa khoa, khai giảng liên tục có lớp trong và ngoài giờ hành chính thuận tiện cho học viên vừa học vừa làm.

 
Tâm sự của nam sinh trường y

 

Nếu bạn hỏi tôi rằng thứ gì là quý giá nhất trên đời này, tôi sẽ không do dự mà trả lời rằng, đó là sự sống.
Nếu bạn mất tiền, có thể là rất nhiều tiền, nhưng bạn sẽ kiếm lại được, dù có thể thời gian bạn bỏ ra không phải chỉ là một ngày.
Nếu bạn mất việc, bạn có thể kiếm được công việc khác, và biết đâu, nó còn tổt hơn cả chính công việc bạn đã có và đã mất.
Nếu bạn mất ...............một tình yêu…



Có thể như thế sẽ rất đau lòng, nhưng bạn vẫn có thể kiếm được một tình yêu khác cho mình. Rừng còn đó, lo gì thiếu củi đốt, ông bà dạy, cấm có sai câu nào, dù có thể bạn sẽ phải mất cả đời để đi tìm lại cho mình tình yêu đấy.
Nhưng khi mất đi sự sống….
Nó còn đau lòng hơn tất cả, hơn tất cả những thứ kia cộng lại. Nó chấm dứt mọi lí trí, mọi lương tri, nó chấm mọi cảm giác, mọi suy nghĩ, mọi đau khổ, nhưng nó lại mở ra đau khổ lớn hơn nhiều cho những người khác…
Hôm qua đi trực ở Việt Đức gặp một trường hợp rất chi là tội.
Một cậu con trai bằng tuổi mình, quê ở Phú Thọ đi làm thuê sửa chữa ô tô ở Hà Nội, đang làm thì bị nổ lốp xe. Vào viện máu chảy be bét, mặt mũi chảy rất nhiều máu, hàm mặt biến dạng, G 7đ, đặt nội khí quản, hồi sức tích cực, xét nghiệm máu về truyền máu lien tùng tục, nhưng vẫn không làm cách nào để máu ngừng chảy ra được. Chị nội trú bảo:” Bệnh nhân có chấn thương hàm mặt, vỡ nền xương sọ, mà vỡ nền xương như thế thì chẳng cách nào để máu cầm được, nếu không đưa đi mổ”. Nhét meche vẫn không ăn thua, máu vẫn cứ ròng ròng chảy ra. Hút sonde dạ dày ra mỗi đợt khoảng vài trăm mililit máu, mấy lần là đến cả lít máu, vậy mà vẫn cứ phải truyền máu liên tùng tục. Tự dưng thấy mọi thứ mỏng manh quá đỗi, khi hàng ngày người ta vẫn vận động hiến máu, phải cố gắng lắm mới tích trữ được bao nhiêu đơn vị máu trong kho máu đó. Còn lượng máu mất kia, mình hút ra từ sonde dạ dày, mình thấm ra băng gạc, bao nhiêu đó, cứ thản nhiên như không…
Đến nửa đêm thì bệnh nhân bị shock…
Mình nghĩ đó có lẽ do mất máu quá nhiều, dù đã bù vẫn không thể nào đáp ứng được lượng đã mất.
Hai giờ sáng. Mình với mấy đứa Y4 thay nhau bóp bóp rồi ép tim liên tục, nhưng đứa nào cũng biết, đã đến nước này rồi thì hi vọng cũng chỉ là con số không. Nhìn cái máy theo dõi liên tục, không chịu chớp mắt dù đã buồn ngủ ríu cả mắt.

 

Ông bố đứng bên ngoài lặng lẽ nhìn con.
Không dám nhắc người nhà ra ngoài, có lẽ là muốn để ông ấy nhìn thêm đứa con mình được một lúc nữa.
Đến hai giờ rưỡi thì người nhà xin về…
Mình vẫn đứng cạnh bệnh nhân đấy. Chân tay lạnh toát, đờ đẫn, mạch rời rạc, nhanh nhỏ. Glassgow lúc này đã ba điểm. Lúc chuyển bệnh nhân sang cáng, ông bố còn cố gắng mặc cho đứa con mình bộ quần áo, dù rất nhiều người khuyên rằng chỉ đắp lên cho nó thôi, chứ mặc vào không được, vì rất khó mặc. Nhưng ông bố mặc kệ. Nhìn người đàn ông đã gần sáu mươi đấy, đôi mắt khắc khổ hoen hoen ướt, nhưng không rơi ra một giọt nước mắt nào. Ông ấy vừa làm, vừa nói, không biết là nói với người khác hay nói một mình: “Để mặc cho nó bộ quần áo, cho khỏi rét, không chết rồi mà còn để trần truồng, không được mặc quần áo!”. Mình không nói gì, chỉ lặng lẽ giúp ông ấy mặc quần áo cho con mình.
Thế là hết…
Cuộc sống dễ dàng chấm dứt một cách đơn điệu và nhạt nhẽo như thế.
Đôi khi nghĩ, sau này là bác sĩ, là quá quen với máu me, quá quen với chết chóc. Nhưng là thế thì đã sao, là bác sĩ thì đã sao. Nhiều lúc cũng bất lực nhìn mọi thứ trôi khỏi tay. Với bệnh viện, với mình, có lẽ chỉ là một bệnh nhân chết, một bài học kinh nghiệm, một bài học lâm sàng, nhưng với người ta, với người thân họ, là cả một sự bi ai chết chóc...
Thế mới biết cuộc sống mỏng manh đến thế nào!
Và chỉ xin, biết trân trọng cuộc sống của mình, và trân trọng những người thân của mình!!!!
Theo facebook.com/groups/daihocyhanoi và hình ảnh trên mang tính minh hoạ

 

 


Trang 8 trong tổng số 17

free statistics

DMCA.com Protection Status