Trang chủ Sức khỏe - Đời sống
Tổng cục dân số VN đấu thầu mua số lượng lớn thuốc tránh thai cao hơn giá bán lẻ trên thị trường

Cùng một chủng loại thuốc, nhưng có chuyện ngược đời là đấu thầu để mua số lượng lớn với giá cao hơn giá doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường.
Theo hồ sơ mà Báo Thanh Niên thu thập được, dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình gồm 4 gói thầu trị giá gần 100 tỉ đồng nằm trong kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2012 do Bộ Y tế trực tiếp quản lý và giao cho Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (TCDS) tổ chức đấu thầu. Trong đó, gói thầu “Cung cấp viên thuốc tránh thai liều thấp kết hợp dạng vỉ 28 viên. Mỗi vỉ 21 viên (có chứa 0,15 mg hoặc 0,125 mg Levonorgestrel và 0,03 mg ethinylestradiol) và 7 viên (có chứa 75 mg ferrous fumarate)” có trị giá 43,2 tỉ đồng được TCDS đấu thầu rộng rãi trong nước. Đến ngày 26.10.2012, Công ty CP dược phẩm Nam Hà (gọi tắt là Dược phẩm Nam Hà, có trụ sở ở Nam Định) trúng thầu với giá 42,7 tỉ đồng bao gồm thuế, phí theo quy định.

Căn cứ vào kết quả đấu thầu này, ngày 8.11.2012, TCDS ký hợp đồng với Dược phẩm Nam Hà. Theo điều khoản thỏa thuận hai bên, Dược phẩm Nam Hà có trách nhiệm cung cấp 8,9 triệu vỉ thuốc tránh thai liều thấp cho TCDS, việc giao hàng được thực hiện trong vòng 180 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.

Trên thực tế, sản phẩm thuốc tránh thai liều thấp mà Dược phẩm Nam Hà trúng thầu bán cho TCDS có thành phần hoạt chất tương tự như thuốc tránh thai Newchoice (cũng do Dược phẩm Nam Hà sản xuất) và phân phối ra thị trường trước đây và hiện nay. Cụ thể, thuốc Newchoice cũng là dạng vỉ 28 viên, trong đó 21 viên màu vàng chứa 0,125 mg Levonorgestrel và 0,03 mg ethinylestradiol, 7 viên màu nâu chứa 75 mg ferrous fumarate.

Nhiều chuyên gia dược phẩm cho biết, sản phẩm bán cho TCDS hay thuốc Newchoice tuy khác nhau về tên thương mại nhưng thực chất chỉ là một. Điều kỳ lạ là một loại thuốc như nhau nhưng mức giá lại khác nhau “một trời một vực”. Theo hợp đồng thì 1 vỉ thuốc tránh thai liều thấp TCDS mua với giá hơn 4.700 đồng.

Trong khi đó, nhiều tài liệu Thanh Niên thu thập được thể hiện Dược Nam Hà đã bán loại thuốc này cho nhiều đối tác với giá rẻ hơn rất nhiều. Cụ thể, tháng 8.2011, Dược Nam Hà ký hợp đồng sản xuất và phân phối thuốc tránh thai Newchoice cho một công ty ở Bắc Ninh số lượng hơn 878.000 vỉ với giá 3.700 đồng/vỉ. Ngoài ra, Dược phẩm Nam Hà còn khuyến mãi cho đối tác hơn 121.000 vỉ, tương đương với 14%. Dược phẩm Nam Hà cũng từng ký hợp đồng cung cấp thuốc này cho các đối tác ở nước ngoài như Bộ Y tế Campuchia, Singapore cũng chỉ với mức giá khoảng 3.700 đồng/vỉ.

Chi tiết...
 
Bỏ “lệnh cấm bác sĩ kê thực phẩm chức năng" để bảo vệ quyền lợi của ai?

(Dân trí) - Một số cơ quan chức năng, chuyên gia đã kiến nghị việc cho phép bác sĩ kê đơn thực phẩm chức năng (TPCN) mà không tính đến bài học năm 2008, những bất cập trong quản lý cũng như “cố tình bỏ qua” nhiều thực tế hiển nhiên.

Vì TPCN là giao thoa giữa thực phẩm và thuốc?

Theo định nghĩa TPCN trong thông tư 08/TT-BYT, 23-08-2004 của Bộ Y tế, “thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe người sử dụng”. Thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ và hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc, không được phép kê đơn cho người bệnh.

Chi tiết...
 
Bài học đầu đời của sinh viên trường y

Áp lực từ ngày đầu tiên, có sinh viên quá hoảng sợ đã ngã lăn đùng trong phòng phẫu thuật xác, học viên trực cấp cứu chứng kiến những ca tai nạn máu lênh láng đã gục ngã giữa phòng.

Bài học đầu đời của sinh viên ngành y

Bất kỳ sinh viên y khoa nào cũng bắt đầu bằng một lịch trình dày đặc: sáng học lý thuyết, chiều thực hành, tối đi trực. Có thể nói, sinh viên ngành y tiếp xúc, trải nghiệm sớm nhất so với các trường khác. 6 năm học ở trường y cường độ học tập và sự trải nghiệm phải bằng 18 năm các sinh viên học ở trường khác.

Áp lực đối với họ bắt đầu từ ngày đầu tiên, có sinh viên quá hoảng sợ nên đã ngã lăn đùng trong phòng phẫu thuật xác, trường hợp học viên trực cấp cứu chứng kiến những ca tai nạn máu lênh láng… gục ngã giữa phòng không phải ít. Bản thân sinh viên y khoa từ ngày đầu tiên ấy phải tự mình vượt qua nỗi sợ hãi khi chứng kiến một người vỡ sọ não lòi ra ngoài, chính sinh viên ấy phải dùng tay mình ép não vào trong sọ của bệnh nhân.

Không phải sinh viên nào cũng vượt qua được thử thách trong công việc, vì thế chuyện họ ngất xỉu không có gì đáng ngạc nhiên… Nhưng rồi, bản thân người sinh viên ấy vẫn phải gượng đứng dậy, vì họ hiểu trước mặt không phải là thân xác của con người bình thường mà là một người bệnh cần cứu giúp.

Chi tiết...
 
Khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nhi Trung ương

Sau 3 lần “dại dột” đưa con đến viện Nhi, tôi đã tự nhủ, thề chết cũng không bao giờ quay lại đây nữa…
"Con chị đã chết đâu mà chị cuống lên thế!"

Con gái tôi năm nay 2 tuổi, từ nhỏ đến lớn, ngoại trừ tiêm phòng và sốt mọc răng vặt vãnh, chưa bao giờ tôi phải đưa con gái đi viện. Ai cũng bảo, sữa mẹ tốt, mẹ chăm con giỏi. Một số bà mẹ kinh nghiệm hơn thì dặn dò “sau 2 tuổi sẽ hay ốm hơn, nhất là khi đi gửi trẻ, em phải đề phòng chú ý, làm quen dần với bác sĩ tư đi”. Nhưng tôi vô cùng tự tin vào khả năng chăm sóc con cái của mình. Cho đến một ngày…

Con gái tôi đi trẻ về lúc 4h, đến khoảng 8h tối thì con bắt đầu kêu đau bụng. Một đứa trẻ 2 tuổi, sao đã ý thức được đau bụng là thế nào? Tôi vội tra Google kiểm tra dấu hiệu của lồng ruột. Không phải. Con bắt đầu những cơn đau dữ dội hơn, rồi nôn mửa. Tôi nghĩ con bị cảm tả, vội pha nước đường gừng nóng ép con uống vài thìa. Không phải. Con vẫn tiếp tục nôn. 11h đêm. Người con gái oặt xuống, uống nước cũng nôn. Tôi gọi bà ngoại sang giúp đỡ. 11h30, cháu nôn ra máu. Cả nhà vừa khóc vừa bế con lao vào Viện Nhi.

Chi tiết...
 


Trang 7 trong tổng số 17

free statistics

DMCA.com Protection Status