Trang chủ Sức khỏe - Đời sống
Viện Pasteur nhận định: chương trình tiêm chủng mở rộng đang tồn tại nhiều lỗ hổng

Đa phần cán bộ của chương trình tiêm chủng mở rộng đều phải kiêm nhiệm công tác khác. Nhân lực tuyến xã thay đổi thường xuyên nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai chuyên môn, nhiều cán bộ mơ hồ về phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ.

Thống kê của Viện Pastuer TPHCM cho thấy, năm 2012 trên địa bàn 20 tỉnh thành phía Nam đã xảy ra 1.288 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Trong đó, số ca bị phản ứng nhẹ là 1.266, có tới 22 trường hợp phản ứng nặng phải nhập viện cấp cứu trong đó có 6 ca tử vong.

Tổng kết chương trình tiêm chủng mở rộng tại khu vực phía Nam trong năm 2012 của Viện Pastuer, TPHCM cho thấy, chương trình này đang tồn tại nhiều lỗ hổng tạo nên những rủi ro cho trẻ khi đi tiêm chủng mở rộng.

Hiện, chương trình tiêm chủng mở rộng đang diễn ra tập trung vào khoảng thời gian từ 1 đến 5 ngày theo sắp xếp của từng địa phương. Hình thức tiêm chủng chủ yếu là tiêm ngoài trạm như nhà văn hóa của ấp hoặc trường học. Trong khi đó, hệ thống dây chuyền lạnh tại tuyến cơ sở đã xuống cấp, thiếu tủ lạnh chứa vắc xin trong các ngày tiêm chủng thường xuyên đe dọa đến sự an toàn của vắc xin trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

Chi tiết...
 
Chất lượng Vaccine ở Việt Nam đáng lo ngại

Chỉ trong vòng 1 tháng, 5 trẻ nhỏ đã phải nhập viện khẩn cấp vì tiêm Vaccine. Trong đó, 4 cháu bé đã bị tử vong. Chất lượng vaccine ở Việt Nam đang khiến người dân hoang mang, mất niềm tin.

Một tháng 5 trẻ nhập viện, 4 trẻ tử vong

Ngày 7/12, Trạm Y tế xã Châu Quang tiến hành tiêm chủng cho trẻ em. Đợt tiêm mũi “5 trong 1” phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do HIB. Cả xã có 65 cháu đến tiêm phòng. Cuối buổi, có 3 cháu nhỏ gồm: Lô Quang Thịnh, Vi Hoài Nam và Vi Trung Kiên (đều 3 tháng tuổi) có biểu hiện nôn quấy, sốt, bỏ bú. Đến ngày 9/12, cháu Nam tử vong. Một ngày sau, cháu Thịnh tử vong và 5 ngày sau đó, cháu Kiên cũng qua đời.

Chi tiết...
 
Ngành Y, Dược thêm 300 thạc sĩ, tiến sĩ vào năm 2015

Ngày 18/12 UBND TPHCM phê duyệt kế hoạch đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ (gồm 250 thạc sĩ và 50 tiến sĩ) chuyên ngành Y, Dược của thành phố giai đoạn 2011-2015.

Theo đó, các chuyên ngành ưu tiên đào tạo gồm: Nội tổng quát, Ngoại tổng quát, Sản phụ khoa, Chẩn đoán hình ảnh, Y tế công cộng, Nhi khoa, Tim mạch, Y học dự phòng, Dược lâm sàng, Tâm thần, Pháp Y, Quản trị Bệnh viện và Quản lý Y tế.

Chi tiết...
 
Giá thuốc trong bệnh viện nhảy múa

Một loại thuốc có cùng hoạt chất và hàm lượng nhưng khi trúng thầu vào bệnh viện có giá chênh nhau nhiều lần. Nghịch lý này có còn tồn tại một khi đấu thầu tập trung được mở ra?

“Cơ hội” để đội giá

Năm 2011, thuốc Perabact với hoạt chất Cefoperazon do Ấn Độ sản xuất khi trúng thầu vào bệnh viện ở Đồng Tháp có giá 18.000 đồng/hộp, trong khi thuốc này trúng thầu ở Cần Thơ có giá 30.000 đồng/hộp.

Lạ hơn, cũng loại hoạt chất này nhưng tên thương mại là Trikapezon do Công ty CP dược phẩm TW 1 sản xuất, cũng một hộp 10 lọ nhưng giá trúng thầu ở Bệnh viện (BV) Phổi Trung ương là 28.000 đồng/lọ còn tại BV Trung ương Huế gần 37.000 đồng/lọ.

Hai loại thuốc nội khác đều có cùng chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn là Trikapezon plus do Công ty CP dược TW1 sản xuất và Midapezon do Công ty CP Dược phẩm Minh Dân sản xuất cũng trúng thầu giá một trời một vực.

Chi tiết...
 


Trang 6 trong tổng số 17

free statistics

DMCA.com Protection Status