Trang chủ Sức khỏe - Đời sống
Giá thuốc chiếm tới 60% chi phí chữa bệnh

gia thuocĐây là nhận định của bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tại ngày làm việc thứ 2 (phiên họp thứ 19) của Ủy ban Thương vụ Quốc hội.

Đề cập tới giá thuốc trong các dịch vụ chữa bệnh, bà Trương Thị Mai viện dẫn: Quỹ bảo hiểm y tế 45% là ngân sách Nhà nước và chiếm tỷ trọng lớn theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt từ 2012-2015. Có một vấn đề thấy rất rõ là giá thuốc theo thông tư 10 và có một hiện tượng đã lặp đi lặp lại, nói mãi nhưng vẫn xảy ra là giá thuốc trúng thầu luôn cao hơn thị trường, nhưng về luật thì lại đảm bảo đúng.

Năm 2012, Bộ Tài chính và Bộ Y tế có thông tư 01 thay đổi đấu thầu thuốc và bước đầu đã giảm được 20-30% giá trúng thầu và 10 mặt hàng thuốc có nhu cầu sử dụng lớn đã giảm 16-34%.

“Thông tin này cho thấy ở đây rõ ràng là câu chuyện về quản lý vĩ mô với vấn đề giá thuốc, chúng ta thấy rằng khi đưa thông tư 01 vào áp dụng thì giá thuốc đã giảm xuống 20-30%, cho dù cũng còn những yếu tố khác. Và nếu cơ chế đấu thầu tốt, có cơ chế quản lý thì còn giảm giá đấu thầu nhiều”, bà Mai nói.

Chi tiết...
 
Những lưu ý khi gọi cấp cứu 115


Điện thoại 115 gọi cấp cứu xong nên tiến hành sơ cứu tại chỗ cho bệnh nhân. Người hôn mê, không thở hoặc thở ngáp thì hồi sinh tim phổi bằng cách ấn lồng ngực và thổi ngạt. Hạn chế di chuyển nạn nhân gãy xương, chấn thương cột sống.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương TP HCM, cấp cứu là tình trạng bệnh lý hoặc tổn thương cấp tính đe dọa tính mạng, đòi hỏi người bệnh phải được cứu chữa nhanh chóng, kịp thời và đúng kỹ thuật. Việc chậm trễ có thể khiến bệnh nhân biến chứng suốt đời, thậm chí tử vong.
cấp cứu 115
Khi nào cần gọi cấp cứu


Khi đột ngột thấy người bệnh có một trong các biểu hiện như đau thắt ở vùng ngực, đặc biệt là vùng ngực trái; bỗng dưng tím tái, khó thở; đau đầu nhiều, yếu liệt tay chân,  nói khó, co giật, mê man.

Những trường hợp khác cần đưa đi cấp cứu là bị tai nạn, thương tích nguy hiểm như điện giật, chết đuối, té ngã từ trên cao, bỏng, súc vật hay côn trùng cắn; tai nạn giao thông nghi có chấn thương đầu ngực, bụng, thấy có chảy máu. Những người bị ói mửa, chóng mặt đau đầu sau khi ăn uống, thai phụ bỗng dưng trở mệt cũng cần gọi cấp cứu.

Cách gọi cấp cứu đơn giản là gọi điện thoại vào số 115 miêu tả tình trạng bệnh đồng thời cung cấp ngắn gọn, chính xác bạn là ai, đang ở đâu. Cần thông báo tình hình hiện tại của bệnh nhân (tuổi, giới tính, tỉnh hay mê), để từ thông tin này, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể. Cần lắng nghe và làm đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế trong lúc chờ xe cấp cứu đến.

Những điều cần làm trong khi chờ cấp cứu

Chi tiết...
 
Bệnh viện trao nhầm trẻ sơ sinh

Cho bú 3 tháng mới biết... không phải con mình

Sau khi sinh em bé cùng phòng ở bệnh viện, 2 bà mẹ về nuôi được 3 tháng thì ngờ ngợ "đây không phải là con mình".

Ban giám đốc bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) ngày 23/3 đã tổ chức gặp gỡ 2 gia đình chị T. (xã Cẩm Đường, huyện Cẩm Mỹ) và chị T.T (xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc) để xin lỗi và trao đổi lại 2 trẻ sơ sinh mà bệnh viện đã giao nhầm khi 2 sản phụ này sinh con cùng thời điểm. Bệnh viện cũng đã chịu toàn bộ chi phí cho việc giám định ADN, đồng thời tổ chức họp kiểm điểm và rút kinh nghiệm.

Theo đó, đầu năm 2013, chị T. và chị T.T. cùng vào bệnh viện này để sinh và đều sinh mổ. Khi mổ cho chị T., các bác sĩ đưa ra được một cháu gái, còn chị T.T. được mổ lấy ra một cháu trai. Tuy nhiên, khi giao con cho 2 người mẹ, nhân viên bệnh viện lại giao nhầm con của 2 người này.

Sau khi đưa các cháu về nuôi dưỡng được gần 3 tháng, gia đình 2 bên đều nghi ngờ vì thấy cháu bé không giống con mình. Rất may, trong quá trình nằm điều trị cùng phòng sau mổ, chị T. và chị T.T. có điều kiện trò chuyện và xin số điện thoại của nhau.

Khi nghi ngờ, chị T. đã gọi điện cho chị T.T. và biết cả 2 bên đều có những nghi ngờ, bận tâm giống nhau nên đã làm thủ tục xét nghiệm ADN. Kết quả cho thấy, có sự nhầm lẫn đúng như 2 bên suy đoán.

 

Chi tiết...
 
Nên dùng thuốc giảm đau thế nào cho đúng?

thuoc giam dauThuốc giảm đau có thể giảm một số đau đớn nhưng cần phải thận trọng khi sử dụng.

Theo thống kế, có tới 50% bệnh nhân gặp thầy thuốc vì các triệu chứng đau. Thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng nhưng vẫn cần phải dùng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn những người sử dụng thuốc giảm đau không những sử dụng sai phương pháp mà còn không để ý đến những tác dụng phụ của các loại thuốc này.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, thuốc giảm đau có thể giảm một số đau đớn nhưng cần phải thận trọng khi sử dụng. Chúng ta cần phải tuân theo 3 nguyên tắc sau khi sử dụng thuốc giảm đau:

Dùng theo đúng chỉ định

Trước hết, thuốc giảm đau nên được dùng theo hướng dẫn. Hiệu quả của thuốc liên quan chặt chẽ đến liều và khoảng thời gian uống thuốc. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân nên sử dụng theo công dụng của các loại thuốc và các điều kiện cụ thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, trong thực tế một số người muốn giảm đau nhanh nên đã sử dụng quá liều cho phép, một số người dùng thuốc bất cứ khi nào họ nhớ ra.
Điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Chúng ta nhớ rằng, thuốc giảm đau là một loại thuốc, dùng thuốc giảm đau quá nhiều sẽ làm tổn hại đến sức khỏe, trong khi dùng quá ít hoặc uống thuốc giảm đau bất cứ khi nào chúng ta muốn sẽ không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta nên dùng thuốc giảm đau theo đúng liều, đúng chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp, nếu những cơn đau không giảm, bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Chi tiết...
 


Trang 5 trong tổng số 17

free statistics

DMCA.com Protection Status