Trang chủ Sức khỏe - Đời sống
Bác sỹ bệnh viện Phụ sản TW bị tố tắc trách, sản phụ trẻ tử vong

Sáng 29/9, chị Nguyễn Thị Hằng, 20 tuổi, ở Văn Nội, phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, trở dạ, được gia đình đưa vào BV Phụ sản Trung ương sinh nở. Đến 15h cùng ngày, sản phụ đã tử vong tại BV trước khi cháu bé được các bác sĩ lấy ra khỏi bụng

Người nhà sản phụ tập trung trước cổng bệnh viện

Gia đình “tố” bác sĩ tắc trách


Sáng 30/9, khuôn viên trong sân chính BV Phụ sản Trung ương trở nên náo loạn khi hàng trăm người là thân nhân của sản phụ Nguyễn Thị Hằng kéo đến, dựng băng rôn, đòi BV làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường của chị Hằng. Chồng sản phụ là anh Bùi Thế Hải, 26 tuổi,  vì quá đau đớn trước cái chết của vợ nên cứ ôm chặt di ảnh người vợ trên tay, lúc tưởng như khóc ngất đi, lúc lại luôn miệng kể với những người xung quanh về câu chuyện đau buồn của vợ mình.

Chi tiết...
 
Bác sĩ bảo tôi dẫn vợ ra nhà nghỉ gần bệnh viện

Bác sĩ bắt dẫn vợ ra nhà nghỉ, ra lệnh: 'Làm đi'!

Bác sĩ bảo tôi dẫn vợ ra nhà nghỉ gần bệnh viện. 15 phút sau bác sĩ tới, tiêm một mũi vào "hắn" rồi bảo: "Hai vợ chồng làm đi".

Vợ chồng anh Vy Văn Đại và chị Bùi Thị Vỳ (huyện Qùy Hợp, Nghệ An) lấy nhau được 4 năm mà không có con. Họ đều là người dân tộc Thái nên tâm lý càng nặng nề theo quan niệm: người phụ nữ không sinh được con là một cái tội khó tha thứ; người đàn ông không có khả năng làm vợ có con được cũng là nỗi nhục rất lớn.

Nguyên nhân dẫn tới việc không có con của vợ chồng anh Đại là vì anh không thể làm "chuyện ấy" với vợ được. Sau khi tìm chữa các thầy lang không có kết quả, cả hai vợ chồng anh Đại lầm lũi sống, né tránh tiếp xúc với người làng, họ mạc.

Anh Đại lại là cháu đích tôn của dòng họ, dù muốn hay không thì việc thừa tự, thờ cúng vẫn phải làm. Mỗi dịp giỗ chạp, lễ tết vợ chồng anh lại trở thành mục tiêu để châm chọc, bêu riếu của cả họ. Người thì bắt anh Đại bỏ vợ, người thì mắng chị Vỳ “dừa điếc” và không thiếu những lời lẽ như dao cắt.

Anh Đại tâm sự: “4 năm trôi qua, tôi cũng cố lắm, cả uống thuốc kích dục mong làm vợ có thai nhưng không được. "Hắn" cứ quặt quẹo, mềm rũ ra.

Có một cậu thanh niên chỉ cho tôi đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, ở đấy có ngân hàng tinh trùng, tôi đìu díu, dẫn vợ ra Hà Nội .

Đến viện, tôi gặp Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền - chuyên khoa vô sinh. Tôi đề nghị bác sĩ giúp xin một đứa con. Bác sĩ đồng ý nhưng cứ hỏi han tình hình của tôi mãi. Vì ngượng, tôi cứ ấp úng chẳng dám nói thật chuyện của mình nhưng bác sĩ bảo: "Anh ngại cái gì, cứ nói thật đi, tôi giúp anh có con của mình, cần gì phải xin". Thấy bác sĩ nói vậy tôi cũng bạo dạn hơn và kể tỉ mỉ tình trạng của mình cho bác sĩ.

Bác sĩ nghe xong cười bảo: “Yên tâm, ở đây đưa vợ đi kiểm tra theo dõi trứng đi". Tôi chẳng biết bác sĩ định làm gì nhưng cứ răm rắp làm theo. Sau đó khoảng 10 ngày bác sĩ gọi tôi đến bảo dẫn vợ ra nhà nghỉ ngay gần bệnh viện, hai vợ chồng ngơ ngác, vừa dắt nhau đi vừa ngượng.

15 phút sau bác sĩ tới, tiêm cho tôi một mũi vào "hắn" rồi bảo: "Hai vợ chồng "làm đi", xong lần này quay lại viện lấy thuốc rồi về nhà được rồi".

Bác sĩ đi rồi, tôi vẫn không biết bác sĩ bảo "làm đi" là làm gì thì... đúng lúc “hắn” ngóc dậy. Lúc này  chẳng cần bác sĩ bảo, tôi cũng biết phải làm gì...

Gần chiều muộn chúng tôi mới quay lại viện. Bác sĩ Hiền nhìn thấy chúng tôi bảo: “Thế nào? Xong rồi hả? Về nhớ uống thuốc đều, định làm gì thì thả lỏng tâm lý, nghĩ đến chiều hôm nay ấy…”

"Về quê được 1 tháng thì vợ có thai.Tôi nhìn que thử của vợ mừng quá, chẳng dám tin là thật, phải lôi vợ đi viện khám. Bác sĩ bảo có thai 4 tuần rồi. Hóa ra ngay chiều hôm ấy tôi đã làm vợ mang thai luôn được rồi.

Mừng mừng, tủi tủi tôi vội vàng bắt con gà trống, ôm xuống Hà Nội biếu bác sĩ cảm ơn".thanh

Theo baodatviet

 
Bệnh viện không cho nhóm từ thiện tự nấu và phát đồ ăn giúp người nghèo đã khiến cộng đồng mạng "dậy sóng"

Nghi vấn 'ăn chia' suất cơm từ thiện của bệnh nhi

Bức xúc trước việc Bệnh viện Nhi không cho quán cơm 5.000 đồng bán "vì căng tin không bán được hàng", nhiều người đặt nghi vấn "có sự ăn chia giữa bệnh viện và căng tin" để bán suất ăn giá 25.000 đồng cho bệnh nhân.

Sau khi VnExpress.net đăng bài "Thiếu gia đất mỏ bán cơm 5.000 đồng", nhiều độc giả đã gọi điện, gửi thư tới chia sẻ và cảm ơn tấm lòng của Nguyễn Thành Trung cùng nhóm bạn. Nhưng cũng không ít người bày tỏ sự bức xúc khi Bệnh viện Nhi Trung ương không cho nhóm từ thiện bán cơm. Nhiều nhóm từ thiện phản ánh, từng bị bệnh viện cản trở khi phát cơm, cháo miễn phí cho bệnh nhân.

Chi tiết...
 
Bệnh nhân bị bác sỹ “ép” mua thuốc ở bệnh viện giá cao gấp 2 lần so với giá thuốc bên ngoài

Bệnh nhân “tố” bệnh viện ép mua thuốc giá “cắt cổ”

- Giá thuốc tại nhà thuốc bệnh viện cao hơn 50%, thậm chí 100% so với giá bán bên ngoài nhưng các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thái An (Nghệ An) lại bị các bác sỹ “ép” mua. Trong khi đó, lãnh đạo của Bệnh viện này không hề hay biết!?

Gồng mình “gánh” giá thuốc

Trong đơn phản ánh gửi đến PV báo điện tử Dân trí, các bệnh nhân đang nằm điều trị tại khu B - Bệnh viện Đa khoa Thái An (Nghệ An) đều tỏ ra hết sức bất bình trước việc nhà thuốc của bệnh viện này bán thuốc với giá “cắt cổ” so với giá niêm yết ở ngoài thị trường. Tuy nhiên, khi các bệnh nhân mang đơn thuốc mà các bác sỹ kê đơn ra mua ở bên ngoài để điều trị thì bệnh viện lại từ chối điều trị tiếp.

Theo tường trình của bệnh nhân Trần Thị Hương (58 tuổi, trú tại khối 5, phường Đội Cung, TP Vinh), ngày 13/9 bà bị hoa mắt, chóng mặt và được người nhà đưa đi khám tại bệnh viện Đa khoa Thái An. Tại đây, các bác sỹ chẩn đoán bà Hương bị cao huyết áp. Do các loại thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm y tế nên các bác sỹ kê đơn cho bà các loại thuốc: Citicolin 500mg (xuất xứ Hàn Quốc), Ecomin 500mg (xuất xứ Ấn Độ) và bơm kim tiêm.

Cùng thời điểm đó, chị Võ Thị Huệ (35 tuổi, giáo viên trường THPT Quỳ Hợp 2) cũng nằm điều trị tại bệnh viện này do bị cao huyết áp cũng được các bác sỹ kê đơn tương tự như bà Hương. Tổng số tiền hóa đơn thanh toán mà chị Huệ mua tại nhà thuốc bệnh viện là 710.000đ. Bà Hương cho biết: “Khi người nhà của tôi đem đơn thuốc mà bệnh viện kê ra mua ở ngoài thì giá chỉ hết 312.000đ. Mặc dù chúng tôi đã đưa hóa đơn mua thuốc của nhà thuốc được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép nhưng phía bệnh viện nhất quyết không sử dụng với lý do thuốc ở bên ngoài không đảm bảo?”. “Trong khi giá cả dịch vụ y tế liên tục tăng mà giá bán thuốc trong bệnh viện tăng một cách khó hiểu như thế này làm chúng tôi cũng lao đao”- bà Hương than thở.

Cùng tình cảnh với bà Hương, ông Trần Xuân Diệu (81 tuổi, trú tại khối 8, phường Đội Cung, TP Vinh) bị bệnh tiền đình nhồi máu não điều trị tại bệnh viện Đa khoa Thái An cũng sử dụng loại thuốc Citicolin 500mg (xuất xứ Hàn Quốc). Sau khi dùng hết 1 hộp mua tại nhà thuốc bệnh viện, sau đó ông đưa đơn thuốc ra mua bên ngoài thì giá thuốc cũng chỉ bằng một nửa so với của bệnh viện.

Chi tiết...
 


Trang 9 trong tổng số 17

free statistics

DMCA.com Protection Status